Bệnh thiếu máu hay một sự rối loạn máu được định nghĩa theo hai cách: có một số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường hoặc có một số lượng hemoglobin ít hơn bình thường (hemoglobin là một phần của hồng cầu mang oxi). Khi không đủ hồng cầu hoặc có ít hemoglobin, máu sẽ không thể mang đủ oxi tới các cơ quan của cơ thể. Bệnh này không chừa một ai kể cả nam giới, phụ nữ và trẻ em, người gầy hay mập cũng khó đoán biết được bệnh.
Xem thêm: Hồng Mạch Khang - " Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng"
Thiếu máu não đừng chủ quan như bạn nghĩ.
Các triệu chứng của thiếu máu thường là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung, chán ăn, cảm giác tức ngực, khó thở nhất là khi gắng sức hoặc đi lại nhiều, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay khô dễ gãy, tóc khô dễ rụng…
Các bạn có thể gọi điện tới số điện thoại tư vấn 0971.007.947 để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về bệnh huyết áp thấp
Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện tốt cho bệnh nhân bị thiếu máu. Các thực phẩm có chứa sắt, vitamin B12, acid folic và vitamin C trong chế độ ăn uống của bạn rất quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm hàng đầu giúp bạn thoát khỏi tình trạng thiếu máu:
1. Rau chân vịt
Rau chân vịt ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Là một loại rau xanh rất phổ biến để ngăn ngừa bệnh thiếu máu, đây là một nguồn thực phẩm giàu canxi, vitamin A, B9, E, C, sắt, chất xơ và beta carotene. Nửa đĩa rau chân vịt luộc có chứa tới 3.2mg sắt nên sẽ đảm bảo 20% nhu cầu sắt của cơ thể, hãy tăng lượng rau chân vịt trong thực đơn hàng ngày của bạn để cải thiện sức khỏe tổng thể đồng thời chống lại bệnh thiếu máu.
2. Củ cải đường
Đây là loại rau có chứa hàm lượng sắt khá cao và rất hiệu quả trong việc phòng thiếu máu. Các tế bào máu sẽ được kích hoạt nhờ củ cải đường, máu sẽ cung cấp oxy cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Bạn có thể chế biến scue cải đường với à rốt, ớt ngọt, cà chua thành món salat hoặc uống nước ép củ cải đường hàng ngày vào mỗi bữa ăn sắng để cải thiên số lượng hồng cầu.
3. Cà chua
Cà chua có chứa lượng vitamin C cao cùng với lycopene, vitamin C giúp hấp thu dễ dàng sắt, ngoài ra trong cà chua còn chứa nhiều betacaroten và vitamin E giúp cơ thể chống lão hóa. Bạn có thể ăn một hoặc hai quả cà chua sống mỗi ngày để tăng cường vitamin C cho cơ thể đồng thời tăng cường hấp thụ sắt phòng chống thiếu máu. Ngoài ra bạn có thể uống nước ép cà chua hoặc chế biến thành các món ăn yêu thích.
4. Trứng
Trứng rất giàu protein và chứa nhiều chất chống oxy hóa, sẽ giúp đỡ cơ thể trong việc tích trữ các vitamin trong cơ thể khi bạn đang bị thiếu máu. Bạn có thể thêm trứng luộc vào chế độ ăn hàng ngày đặc biệt là trong bữa ăn sáng để tăng cường vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày không nên ăn quá 2 quả trứng.
5. Táo
Táo cũng được biết đến là nguồn thực phẩm thúc đẩy tăng lượng sắt trong cơ thể, ngoài ra Vitamin C trong táo còn giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách tối đa, 100 gam táo có chứa 0.12mg sắt. Ăn một quả táo mỗi ngày trong khoảng thời gian mười ngày sẽ rất hữu ích để phòng chống lại bệnh thiếu máu.
6. Mật ong
Mật ong rất tốt cho toàn bộ cơ thể, ngoài lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu, mật ong chứa một lượng lớn sắt, đồng, magnesi sẽ giúp tăng hemoglobin trong cơ thể bạn. Thêm một thìa cà phê mật ong với một ly nước chanh tươi vào buổi sáng hàng ngày sẽ giúp hiệu quả trong việc phòng chống thiếu máu.
7. Quả lựu
Lựu là một trong những trái cây phổ biến có chứa nguồn sắt và vitamin C lớn mà bạn không thể bỏ qua. Các thành phần trong quả lựu giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và rất hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí khi bạn mất khả năng nghe. Bạn có thể ăn hoặc uống một cốc nước ép quả lựu mỗi ngày vào bữa sáng để giảm các triệu chứng thiếu máu.
8. Bơ đậu phộng
Hãy cố gắng bổ sung bơ đậu phộng vào chế độ ăn hàng ngày của bạn để chống thiếu máu, 2 muỗng canh bơ đậu phộng có chứa 0,6mg sắt. Bạn có thể kết hợp bơ động phộng với bánh mì và một cốc nước cam vào bữa sáng để tăng khả năng hấp thu sắt vào cơ thể, bạn sẽ phòng chống và cải thiện được tình trạng thiếu máu.
9. Cá, hải sản
Một số loại cá như cá hồi, cá ngừ, sò, hàu rất giàu sắt. Hãy tạo thói quen ăn cá hoặc hải sản ít nhất 2 lần mỗi tuần để ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh… có thể bạn đang bị thiếu máu. Thiếu máu lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm, sức đề kháng cơ thể giảm và rất dex nhiễm khuẩn, ngoài ra thiếu máu còn dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Vì vậy nếu đang bị thiếu máu hoặc để phòng ngừa bệnh thiếu máu bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể.
Thúy Hằng