Huyết áp thấp là căn bệnh nguy hiểm, nhưng rất nhiều người vì chủ quan không điều trị bệnh sớm mà phải hối hận bởi những biến chứng vô cùng nặng nề, đặc biệt là trên tim mạch như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, suy tim, thậm chí tử vong vì cơn nhồi máu cơ tim.

Điểm danh 3 biến chứng tim mạch do huyết áp thấp

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là vấn đề rất hay gặp ở người bệnh huyết áp thấp, biểu hiện bằng tình trạng nhịp tim nhanh, trống ngực, dễ hụt hơi, khó thở, tức ngực… Nguyên nhân là khi áp lực máu trong lòng mạch giảm, các thụ thể cảm áp sẽ nhận biết điều đó và gửi tín hiệu thông báo lên hệ thần kinh tự trị để điều chỉnh tim đập nhanh hơn nhằm nâng huyết áp, thúc đẩy máu lưu thông khắp cơ thể, lâu dần dẫn đến rối loạn nhịp tim.   

Suy tim

Huyết áp thấp càng kéo dài, gánh nặng lên trái tim càng lớn. Nhằm đảm bảo bơm đủ máu đi nuôi cơ thể, các tế bào cơ tim phải tăng cường độ hoạt động, lâu dần khả năng co bóp yếu đi, cơ tim bị phì đại, giãn rộng và hậu quả tất yếu cuối cùng là suy tim. Khi tim suy, chức năng bơm máu của tim cũng giảm sút khiến huyết áp càng tụt thấp hơn, tạo thành vòng xoáy bệnh lý rất khó điều trị.

Tim là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề do huyết áp thấp

Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim

Một nghiên cứu tại Mỹ theo dõi trên 11.565 người trưởng thành cho thấy, nguy cơ bị thiếu máu cơ tim và tử vong vì cơn nhồi máu cơ tim tăng lên đáng kể ở những người bệnh huyết áp thấp. Theo BS Lương Lễ Hoàng (Điều hành Phòng Tư vấn Sức khỏe & Nghiên cứu Y dược, Điều trị Nội khoa của Trung tâm Oxy Cao áp Hồ Chí Minh), sỡ dĩ như vậy là vì áp lực dòng máu quá thấp không đủ để đẩy máu đến các cơ quan, bao gồm cả thành tim. Tế bào cơ tim thiếu oxy và dinh dưỡng gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, thậm chí là cơn nhồi máu cơ tim do tụt huyết áp quá mức.

Không chỉ là trên tim mạch, huyết áp thấp kéo dài còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như gây suy giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não, suy thận, rối loạn tiêu hóa, suy giảm ham muốn... Dẫu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhưng mọi người vẫn còn khá chủ quan với bệnh. Cũng theo chia sẻ của BS Lương Lễ Hoàng, khi hỏi 10 người về bệnh do huyết áp, thì đến 9 người nghĩ ngay tới tăng huyết áp mà bỏ qua huyết áp thấp, và trong 10 người biết mình bị huyết áp thấp thì chỉ có 2 người chủ động thăm khám, điều trị bệnh. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho huyết áp thấp âm thầm tiến triển làm tổn hại đến sức khỏe và gây hậu quả khó lường.  

Biến chứng của huyết áp thấp là vô cùng nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu điều trị bệnh sớm và đúng cách. Hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0988.946.068 để được tư vấn giải pháp trị bệnh hiệu quả nhất.

Cần làm gì để ngăn chặn biến chứng tim mạch do huyết áp thấp?

Để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của huyết áp thấp, trước hết bạn nên duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo những hướng dẫn sau:

- Uống đủ lượng nước tối thiểu 1.5 - 2 lít/ngày vì nước giúp duy trì thể tích máu, qua đó giữ huyết áp được ổn định.

- Hạn chế sử dụng rượu bia, vì tất cả những loại đồ uống chứa cồn đều khiến cơ thể bị mất nước và hạ huyết áp.

- Cân nhắc tăng lượng muối ăn hằng ngày vì chế độ ăn mặn giúp cải thiện mức huyết áp. Tuy nhiên, nếu đang mắc kèm bệnh tim hoặc bệnh thận thì không thực hiện cách này.

- Lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng, giàu sắt cho cơ thể tạo máu và tốt cho hệ tim mạch như rau lá màu xanh đậm, cá biển, hải sản có vỏ, thịt gà bỏ da, các loại đậu đỗ, trái cây, bí đỏ…

- Tăng cường tập thể dục, mỗi ngày nên duy trì tối thiểu 30 phút với những bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga, chạy…

- Để tránh bị tụt huyết áp đột ngột cần hạn chế thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống đột ngột, không nên ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, không tắm nước nóng lâu, không ăn quá no một lần mà nên chia nhỏ bữa ăn.

- Kiểm tra huyết áp, nhịp tim hằng ngày, nếu thấy bất thường cần ghi vào sổ theo dõi và đi khám sớm.

Người bệnh huyết áp thấp nên theo dõi huyết áp và nhịp tim mỗi ngày

Bên cạnh lối sống khoa học, việc sử dụng các sản phẩm thảo dược có khả năng bổ máu, tăng cường lưu thông máu, điều hòa huyết áp và hỗ trợ chức năng tim mạch cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong phác đồ điều trị huyết áp thấp được các chuyên gia đưa ra. Bạn nên ưu tiên chọn những sản phẩm thảo dược chuyên biệt cho bệnh huyết áp thấp, có nguồn gốc rõ ràng, đã được Bộ Y tế cấp phép, đặc biệt là đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả, tính an toàn cho người dùng, điển hình như viên uống Hồng Mạch Khang chứa bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân.

Kết quả nghiên cứu tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cho thấy, Hồng Mạch Khang có tác dụng nâng cao, duy trì chỉ số huyết áp ổn định và cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ đạt hiệu quả đến 96.7% chỉ sau 2 tháng. Bởi vậy, đây là giải pháp hữu hiệu mà người bệnh huyết áp thấp không nên bỏ qua. Bạn có thể lắng nghe cảm nhận của chị Vành Thị Phượng (Thị trấn Than Uyên, Lai Châu) về hiệu quả của viên uống Hồng Mạch Khang ngay trong video sau:

Câu chuyện trị huyết áp thấp mạn tính của chị Phượng

Những biến chứng tim mạch của huyết áp thấp hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu điều trị bệnh kịp thời và đúng cách. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ nhìn nhận đúng hơn về mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp và chủ động trị bệnh ngay từ sớm. 

Xem thêm:

Lợi ích của sản phẩm Hồng Mạch Khang cho người bệnh huyết áp thấp

Phương pháp điều trị huyết áp thấp hiệu quả bằng Đông y

Dược sỹ An Chu

Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh huyết áp thấp, thiếu máu não

Nguồn tham khảo:

https://www.imperial.ac.uk/news/174231/low-blood-pressure-associated-with-heart/

https://www.impella.com/blog/how-low-blood-pressure-contributes-to-coronary-heart-disease/

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/news/20090507/low-blood-pressure-heart-patient-risk#1

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1760270/