Suy nhược cơ thể - Biểu hiện gì đặc biệt?
Người bị suy nhược cơ thể có thể xuất hiện một số biểu hiện như kiệt sức, bồn chồn, khó tập trung, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau nhức cơ xương, khớp. Cơ thể dường như trở nên tệ hơn khi ráng sức, thậm chí không thể phục hồi kể cả khi nghỉ ngơi. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì tình trạng trên có thể kéo dài tới 3-6 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung
Phân loại thể suy nhược ra sao?
Cơ thể suy nhược khiến nhiều người lo lắng và chiếm tỷ lệ cao từ 15-20% số bệnh nhân đến khám. Có thể phân loại thành 2 nhóm:
Suy nhược thực thể (tỷ lệ 45% trường hợp) có nguyên nhân thực thể, có thể xảy ra sau những bệnh lý nhiễm khuẩn như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm khuẩn đường ruột, sau phẫu thuật).
Suy nhược chức năng (55%), bao gồm suy nhược thần kinh tâm thần mà biểu hiện là loạn thần và trầm cảm. Bệnh thường liên quan với các bệnh tâm lý do căng thẳng hệ thần kinh, stress nặng nề, kiệt sức, lao lực.
Các triệu chứng dễ thấy như: rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, khó chịu trong cơ thể, lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu. Thường gặp nhất là rối loạn giấc ngủ như ngủ chập chờn, gặp ác mộng, khó ngủ, mất ngủ. Ở những bệnh nhân có bệnh lý tâm thần, các triệu chứng chính là rối loạn trí tuệ như kém minh mẫn khi học, giảm trí nhớ, khó tập trung khi làm việc. Rối loạn cảm xúc như quá kích động, nhạy cảm, nóng tính hay cáu bẳn, bực tức, nóng nảy.
Những nguyên nhân thường gặp do các bệnh lý tâm thần như trầm cảm nặng, rối loạn thần kinh, rối loạn lo âu, đây được coi là dạng suy nhược thuộc hàng khó trị nhất, kèm theo các bệnh cảnh phức tạp như đã nêu trên.
Suy nhược do lao lực, hoạt động công việc, khiến cơ thể stress dễ thấy ở người lao động trí óc làm việc với máy tính hay học sinh, sinh viên. Áp lực của việc học tập, rèn luyện quá tải...
Xem thêm:
Suy nhược cơ thể - Ăn gì uống gì?
Suy nhược cơ thể - Định nghĩa và nguyên nhân
Hồng Mạch Khang - Giúp bổ máu và tăng tuần hoàn
Thông tin hữu ích giúp cải thiện chứng suy nhược cơ thể
Việc điều trị suy nhược cơ thể không khó. Tùy vào nguyên nhân mắc bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp. Đối với thể suy nhược thực thể thì khi các nguyên nhân được giải quyết dứt điểm, người bệnh sẽ hồi phục trở lại. Đối với thể suy nhược chức năng, người bệnh cần kiên trì và áp dụng nhiều phương pháp điều trị song song.
Trước tiên, cần thay đổi lối sống nhằm tiết kiệm năng lượng cho những hoạt động cần thiết. Chế độ ăn điều độ, khoa học, chú trọng tới lượng calo và chất béo mà cơ thể thu nạp. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều chất xơ, rau quả tươi và các vitamin nếu cần. Bạn cũng phải hạn chế cách ăn uống theo sở thích và ăn theo thời gian biểu. Hạn chế dùng bia, rượu, cà phê, thuốc lá.
Rèn luyện thân thể, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày cần dành cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn cần thiết. Ngủ đủ và ngon giấc vào ban đêm. Cố gắng ngủ trưa khoảng 30 phút. Học cách kiểm soát các triệu chứng suy nhược nhằm cải thiện chức năng các cơ quan cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống, tránh hoặc giảm stress gắng sức và tâm lý.
Các bạn có thể gọi điện tới số điện thoại tư vấn để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về bệnh huyết áp thấp
Hoàng Nam
-------------------------------------------------------------------------------------
Điều trị SUY NHƯỢC CƠ THỂ nâng cao sức khỏe toàn trạng với TPCN Hồng Mạch Khang