Bạn thường xuyên bị choáng váng, chóng mặt khi đứng dậy, nhất là khi thay đổi tư thế nhanh, ngồi làm việc lâu hoặc sau một giấc ngủ sâu. Vậy nguyên nhân do đâu và làm cách nào để khắc phục triệt để tình trạng này? Đáp án sẽ có ngay tại bài viết dưới đây.

Chóng mặt khi đứng dậy có phải là biểu hiện bệnh lý?

Chóng mặt khi đứng dậy sẽ là không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu chỉ xuất hiện thoáng qua khi bạn sử dụng rượu bia, chất kích thích, nhịn đói lâu, ngồi làm việc căng thẳng mệt mỏi nhiều giờ liền,... Nhưng ngược lại, nếu lặp lại thường xuyên, lúc này bạn nên lưu tâm ngay vì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng hạ huyết áp tư thế.

Khi đứng dậy quá nhanh, tác động của trọng lực sẽ khiến máu dồn xuống chân nhiều hơn, làm giảm đột ngột lưu lượng máu lên não và phần trên của cơ thể. Ở những người bình thường, các thụ thể cảm áp nằm tại động mạch sẽ nhận biết điều này và nhanh chóng gửi thông báo đến não. Kết quả là não sẽ chỉ huy tim đập nhanh, co bóp mạnh hơn và co mạch máu để nâng huyết áp và thúc đẩy máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng như não, tim.

Chóng mặt khi đứng dậy là dấu hiệu của hạ huyết áp tư thế

Chóng mặt khi đứng dậy là dấu hiệu của hạ huyết áp tư thế

Tuy nhiên, ở những người mắc chứng hạ huyết áp tư thế, phản xạ điều hòa huyết áp tự nhiên của cơ thể lại diễn ra một cách chậm chạp. Nguyên nhân có thể do các thụ thể cảm áp bị lão hóa khi tuổi cao, rối loạn hệ thần kinh tự trị, chức năng tim không tốt, thiếu máu, mất nước… Thời gian thiếu máu của não kéo dài hơn dẫn đến các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt khi đứng dậy, buồn nôn, mệt mỏi, bủn rủn chân tay. Người già, người nằm điều trị tại giường lâu, phụ nữ mang thai… là những đối tượng dễ bị hạ huyết áp tư thế.

Choáng váng, chóng mặt do hạ huyết áp tư thế có thể khiến bạn bị ngã, chấn thương và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Bởi vậy, hãy gọi ngay đến tổng đài điện thoại/zalo số 0988.946.068 để được tư vấn về giải pháp điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán hạ huyết áp tư thế như thế nào?

Ngoài việc căn cứ vào các triệu chứng gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp nhiều lần ở các tư thế khác nhau. Nếu huyết áp tâm thu giảm 20 mmHg hoặc huyết áp tâm trương giảm 10 mmHg so với mức huyết áp bình thường của bạn trong vòng 2 - 5 phút khi bạn chuyển từ ngồi sang đứng thì được chẩn đoán là hạ huyết áp tư thế.

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm khác như nghiệm pháp bàn nghiêng, xét nghiệm máu, điện tâm đồ, siêu âm tim, test gắng sức,… có thể giúp xác định nguyên nhân bệnh.

Điều trị chóng mặt khi đứng dậy do hạ huyết áp tư thế

Khi có biểu hiện choáng váng, chóng mặt khi đứng dậy thì cách xử trí tốt nhất là bạn nên ngồi hoặc nằm ngay xuống, kê hai chân cao hơn đầu. Việc này sẽ giúp tăng tuần hoàn máu lên não cũng như hạn chế nguy cơ té ngã, tai nạn ngoài ý muốn.

Nằm kê chân cao hơn đầu khi có hiện tượng chóng mặt khi đứng dậy

Nằm kê chân cao hơn đầu khi có hiện tượng chóng mặt khi đứng dậy

Tuy nhiên, hạ huyết áp tư thế nếu kéo dài lâu có thể gây biến chứng lên hệ tim mạch dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim,… hoặc nghiêm trọng hơn là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Bên cạnh điều trị nguyên nhân bệnh, về lâu dài để phòng ngừa tái phát, bạn cần áp dụng những biện pháp mang tính bền vững hơn, bao gồm:

Sử dụng sản phẩm Hồng Mạch Khang

Các thụ thể cảm áp ở động mạch bị lão hóa là nguyên nhân chính gây hạ huyết áp tư thế, bởi việc phục hồi lại chức năng của các thụ thể này chính là giải pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa bệnh tái phát. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Natural Medicines cho thấy, thảo dược Đương quy có khả năng cải thiện độ nhạy của các thụ thể cảm áp, thúc đẩy chúng hoạt động nhanh, chính xác hơn; đồng thời tăng tạo máu và tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Những tác dụng này đều rất tốt trong điều trị hạ huyết áp tư thế.

Hiện nay, Đương quy đã được bào chế cùng 2 thảo dược có tác dụng hoạt huyết là Ích trí nhân, Xuyên tiêu thành dạng viên uống Hồng Mạch Khang. Sản phẩm này đã được nghiên cứu lâm sàng tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010. Kết quả cho thấy, sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang, không chỉ các biểu hiện choáng váng, chóng mặt khi đứng dậy, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ,.. giảm rõ rệt mà chỉ số huyết áp cũng được nâng cao về mức ổn định.

Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng Hồng Mạch Khang để cải thiện tình trạng hạ huyết áp tư thế của mình. Và cũng nhờ dùng sản phẩm này mà cô giáo Lê Thu Thảo (0912205861 - phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) đã không còn bị tụt huyết áp, chóng mặt, choáng váng nữa. Cùng lắng nghe chia sẻ của cô trong video này:

Cô Thảo không còn bị hạ huyết áp khi dùng Hồng Mạch Khang

Xem thêm: Lợi ích của Hồng Mạch Khang với người bệnh huyết áp thấp

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

- Không nên ngồi vắt chéo chân, hạn chế ngồi một chỗ nhiều giờ liền.

- Đứng dậy từ từ, buổi sáng nên uống 1 cốc nước lọc và vận động chân tay một lúc trước khi rời khỏi giường.

- Nâng cao đầu giường ngủ giúp cơ thể thích nghi với tác động của trọng lực khi tỉnh dậy.

- Mang loại vớ nén cao đến đầu gối hoặc đùi để cải thiện lưu thông máu ở chân.

- Tập thể dục đều đặn giúp hoạt động điều hòa huyết áp của cơ thể hiệu quả hơn.

- Ăn nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no, ăn ít carbonhydrat để tránh bị hạ huyết áp sau ăn.

- Uống đủ nước 1.5 - 2 lít/ngày, hạn chế rượu bia, đồ uống chứa cồn.

- Ăn mặn hơn (nếu không mắc bệnh tim hoặc thận), tăng cường nhóm thực phẩm bổ máu như rau lá màu xanh thẫm, thịt bò, cá, hải sản có vỏ, trứng, đậu đỗ,…

- Nếu thuốc là nguyên nhân gây hạ huyết áp cần trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh phù hợp hơn.

Khi gặp tình trạng chóng mặt khi đứng dậy, bạn đừng chủ quan mà hãy thăm khám sớm, đồng thời áp dụng những biện pháp được hướng dẫn trong bài viết, điều này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn.

Xem thêm: Hạ huyết áp tư thế và những thông tin cần nắm rõ

Ds Hà Anh

Nguồn tham khảo:

https://www.msdmanuals.com/home/heart-and-blood-vessel-disorders/symptoms-of-heart-and-blood-vessel-disorders/dizziness-or-light-headedness-when-standing-up

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/orthostatic-hypotension/diagnosis-treatment/drc-20352553