Thiếu máu nhược sắc là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, thiếu máu nhược sắc có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống.
Thiếu máu nhược sắc là gì?
Thiếu máu nhược sắc (hypochromic anemia) là một dạng bệnh thiếu máu, trong đó các tế bào hồng cầu có màu đỏ nhạt hơn so với bình thường do lượng huyết sắc tố (hemoglobin) bị suy giảm.
Người bệnh được chẩn đoán bị thiếu máu nhược sắc khi chỉ số xét nghiệm máu cho thấy nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu (MCHC) dưới 280g/l và lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu (MCH) dưới 27 pg.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu hồng cầu nhược sắc
Nguyên nhân gây thiếu máu nhược sắc
90% trường hợp thiếu máu nhược sắc là do thiếu sắt – nguyên liệu cần thiết để hình thành nên huyết sắc tố của tế bào hồng cầu. Khi cơ thể không được bổ sung sắt đầy đủ, tủy xương sẽ tạo ra những tế bào hồng cầu nhạt màu hơn bình thường.
Một số nguyên nhân gây thiếu sắt thường gặp là:
- Nhu cầu sắt tăng cao ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, trẻ em tuổi dậy thì…
- Mất máu do chấn thương, phẫu thuật, rong kinh, chảy máu đường tiêu hóa, suy thận, ung thư…
- Rối loạn hấp thu sắt do mắc bệnh đường tiêu hóa như bệnh Celiac, viêm ruột, đã cắt bỏ dạ dày – ruột…
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cung cấp đủ sắt
Ngoài ra, thiếu máu nhược sắc còn có thể do một số nguyên nhân khác như bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh), suy tủy xương, rối loạn chuyển hóa hemoglobin (nhiễm độc chì, isoniazid…).
Triệu chứng thiếu máu nhược sắc
Người bị thiếu máu nhược sắc nhẹ có thể không cảm nhận được triệu chứng rõ ràng. Khi lượng huyết sắc tố giảm nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:
- Mệt mỏi thường xuyên, cảm giác kiệt sức
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh
- Da xanh, chân tay lạnh
- Tóc khô xơ và dễ gãy rụng
- Móng khô giòn, dễ gãy, biến đổi hình dạng
- Sưng đau lưỡi, môi khô nứt nẻ, viêm miệng
- Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon; có biểu hiện thèm ăn bất thường như nước đá, đất, cát, bụi bẩn…
- Trẻ em bị thiếu máu nhược sắc thường bị thiếu cân, chậm phát triển chiều cao
Thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không?
Thiếu máu nhược sắc nếu không được điều trị tốt có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như:
- Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
- Biến chứng lên tim mạch: gây suy tim, rối loạn nhịp tim
- Chậm phát triển ở trẻ em
- Nguy cơ sinh non, lưu thai ở phụ nữ mang thai bị thiếu máu nhược sắc
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm từ thiếu máu nhược sắc nếu biết đến giải pháp điều trị này. Liên hệ ngay tổng đài 0988.946.068 – zalo 0972.053.003 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Cách điều trị thiếu máu nhược sắc
Bổ sung sắt đầy đủ
Bác sĩ sẽ chỉ định sắt dạng uống hoặc truyền tĩnh mạch phù hợp với từng người bệnh. Để đảm bảo an toàn và hấp thu sắt tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:
- Dùng sắt theo đơn, không được tự ý mua sắt về bổ sung để tránh dư thừa sắt.
- Nên uống sắt vào lúc bụng đói, bổ sung thêm vitamin C để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Vitamin C thường có nhiều trong trái cây họ cam, ổi, rau lá xanh, kiwi…
- Sữa, cà phê, trà xanh, rượu bia… có thể cản trở hấp thu sắt tại ruột nên cần dùng cách xa thời điểm uống sắt ít nhất 2 tiếng.
- Thông báo cho bác sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của sắt như táo bón, đau dạ dày, nôn mửa…
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc điều trị bệnh lý căn nguyên như thuốc trị ung thư, viêm loét dạ dày, thuốc chống viêm...
Dùng viên uống bổ máu Hồng Mạch Khang
Bên cạnh việc bổ sung sắt theo chỉ định, để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thiếu máu nhược sắc hiệu quả, người bệnh nên kết hợp cùng viên uống thảo dược Hồng Mạch Khang.
Với công thức gồm 5 thành phần tự nhiên có tác dụng bổ máu và tăng cường lưu thông tuần máu như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, Magie, L – carnitin; Hồng Mạch Khang mang đến nhiều công dụng hữu ích cho người bị thiếu máu nhược sắc:
- Kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu, tăng lượng huyết sắc tố; nhờ đó giúp cải thiện cả về chất lượng và thể tích máu lưu thông.
- Giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh… chỉ sau 2 – 4 tuần.
- Giúp người bệnh ăn ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Hồng Mạch Khang – Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị thiếu máu nhược sắc
Những tác dụng này của Hồng Mạch Khang cũng đã được kiểm chứng qua nghiên cứu lâm sàng tại Khoa Đông y - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khi có tới 96.7% người dùng đã giảm mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ chỉ sau 60 ngày.
Với những giá trị thiết thực mà sản phẩm mang lại, Hồng Mạch Khang luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các dược sĩ tại nhiều nhà thuốc – quầy thuốc trên toàn quốc khi tư vấn cho người bệnh thiếu máu. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ đại diện của một số nhà thuốc tiêu biểu tại địa bàn TP Hồ Chí Minh qua video dưới đây:
Hồng Mạch Khang được các dược sĩ tại nhà thuốc đánh giá cao
Thay đổi lối sống
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan, bí đỏ, đậu nành, trứng, rau xanh…
- Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông tuần hoàn và trao đổi chất.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc 6 – 8 tiếng/ngày, không thức khuya, nên đi ngủ trước 11 giờ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh để gắng sức hoặc căng thẳng quá độ. Hãy học cách giải tỏa căng thẳng, lo âu bằng các hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem phim hài, trò chuyện cùng người thân…
Bất kể ai trong chúng ta cũng có thể bị thiếu máu nhược sắc. Vì vậy, bạn cần chủ động phòng ngừa bằng cách duy trì lối sống khoa học, bổ sung viên uống hỗ trợ và thăm khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Xem thêm:
Hồng Mạch Khang – Viên uống hỗ trợ hàng đầu cho người bị thiếu máu nhược sắc
Thuốc bổ máu đông y tốt nhất cho người bệnh thiếu máu nhược sắc
Nguồn tham khảo: sciencedirect.com