Bệnh thiếu máu là tình trạng cơ thể thiết hụt các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đủ lượng oxy cần thiết tới các mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với mức trung bình của những người cùng giới, cùng độ tuổi và cùng môi trường sống.
Bệnh thiếu máu có triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng chung nhất mà hầu như người bệnh thiếu máu nào cũng gặp phải đó là tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng xảy ra triền miên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì thiếu máu có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng, nhưng nếu nặng hơn, có thể kèm theo những biểu hiện như:
- Da tái nhợt, xanh xao
- Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt,...
- Khó thở, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, hay hồi hộp, trống ngực
- Đau đầu, tức ngực
- Chân tay lạnh
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà thiếu máu có thể có các triệu chứng rất đặc trưng:
- Thiếu máu bất sản (thiếu máu do suy tủy xương): sốt, da hay nổi mụn, hay mắc các bệnh do nhiễm trùng,
- Thiếu máu do thiếu acid folic: Hay có cảm giác khó chịu, tiêu chảy thường xuyên, rêu lưỡi mịn
- Thiếu máu tán huyết (hồng cầu vị vỡ quá nhiều): Sốt, bàng da, nước tiểu sẫm màu, đau bụng
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Vàng da, sưng đau ở bàn chân, bàn tay, mệt mỏi…
Da xanh tái, mệt mỏi triền miên là biểu hiện của thiếu máu
Tpcn Hồng Mạch Khang giúp bổ máu, tăng tuần hoàn - giải pháp cho người thiếu máu, huyết áp thấp và suy nhược cơ thể. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0988.946.068 (trong giờ hành chính) để được tư vấn tốt nhất.
Bệnh thiếu máu do nguyên nhân gì gây nên?
Có thể chia nguyên nhân gây thiếu máu làm 3 nhóm chính bao gồm:
Thiếu máu do mất máu:
Khi bị mất máu, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách kéo nước từ các mô xung quanh vào bên trong mạch máu và kết quả sẽ là máu bị loãng ra. Thiếu máu do mất máu lại được chia làm hai nhóm:
- Thiếu máu cấp tính: Phẫu thuật, chấn thương, sinh đẻ, vỡ mạch máu
- Thiếu máu mạn tính: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh trĩ, kinh nguyệt kéo dài, sử dụng thuốc chống viêm kéo dài (aspirin, ibuprofen)…
Thiếu máu do lỗi trong quá trình sản xuất tế bào máu
Tủy xương là một nhóm các tế bào mô mềm, xốp… nằm sâu trong xương của chúng ta. Tủy xương là nơi sẽ sản sinh ra các tế bào gốc, sau đó loại tế bào này sẽ phát triển thành các loại tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu... Do đó các bệnh lý có liên quan tới tủy xương, tế bào gốc đều có thể gây ra thiếu máu như: thiếu máu do bệnh bạch cầu (tế bào gốc phát triển thành bạch cầu quá nhiều làm giảm số lượng hồng cầu), Bệnh thiếu máu bất sản (tủy xương sản sinh ra quá ít tế bào gốc), bệnh Thlassemia (thiếu máu khi quá nhiều tế bào hồng cầu không thể phát triển hoàn thiện)…
Các nguyên nhân xảy ra do lỗi trong quá trình sản xuất tế bào máu thường gặp nhất đó là: Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Các tế bào hồng cầu sản xuất ra với hình dạng bất thường (hình liềm), các tế bào này tuổi thọ sẽ rất ngắn nên cơ thể bị thiếu máu; Thiếu máu do thiếu nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu: Sắt, vitamin B12, Acid folic đều là các nguyên liệu rất cần thiết cho quá trình tạo máu, khi bị thiếu hụt các dưỡng chất này việc sản xuất các tế bào máu sẽ bị giảm đi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra việc thiếu hụt dưỡng chất này là do dinh dưỡng không đảm bảo, chế độ ăn uống không cân bằng.
Thiếu máu do các tế bào hồng cầu bị phá hủy quá nhiều
Các tế bào hồng cầu sẽ có tuổi thọ trung bình khoảng 120 ngày, nếu một nguyên nhân nào đó làm cho tế bào hồng cầu bị phá hủy quá nhiều trước thời gian này có thể khiến có thể bị thiếu máu. Các nguyên nhân này có thể là: Nhiễm trùng; tác dụng phụ của một số thuốc kháng sinh; nọc độc của động vật: nhện, rắn, côn trùng; Các bệnh tự miễn (hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào trong cơ thể) như tan máu tự miễn…; bệnh thận, hoặc gan khiến độc tố ngấm vào máu; bệnh lách to…
Điều trị bệnh thiếu máu
Mục tiêu chính trong điều trị thiếu máu đó là làm tăng số lượng hồng cầu, tăng lượng oxy và các tế bào hồng cầu vận chuyển. Các phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu:
- Thiếu máu do hệ quả các bệnh lý khác: Chủ yếu tập trung điều trị các bệnh lý nguyên nhân
- Thiếu máu do thiếu sắt, vitamin B12 hoặc acdi folic: Bổ sung dưỡng chất này qua thực phẩm hay các chế phẩm sức khỏe
- Bệnh Thalassemia: Truyền máu, bổ sung acid folic, loại bỏ một phần lách, một số trường hợp có thể cần cấy ghép tủy xương…
- Thiếu máu bất sản: Truyền máu, cấy ghép tủy xương
- Thiếu máu tán huyết: Chủ yếu sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch
Người bệnh thiếu máu nên sử dụng nhiều các thực phẩm bổ máu
Bên cạnh đó, cho dù là thiếu máu do nguyên nhân gì thì người bệnh cũng cần thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nên tăng cường các thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu như tim gan động vật, hải sản, bí đỏ, rau bina, súp lơ, đậu tương, cải bó xôi… đồng thời vận động thể dục mỗi ngày.
Sử dụng các thảo dược có tác dụng bổ máu, tăng tạo máu cũng là giải pháp mà người bệnh nên áp dụng. Trong y học cổ truyền, Đương quy với phần rễ chính là Quy đầu là loại thảo dược thuốc nhóm đầu bảng có tác dụng bổ máu. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, tác dụng bổ máu của Đương Quy là hoạt chất trong thảo dược này có khả năng kích thích sản sinh tế bào máu ở tủy xương. Đương Quy thường được kết hợp với các thảo dược giúp tăng tuần hoàn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa như Xuyên tiêu, Ích trí nhân… để phát huy được cao nhất tác dụng bổ máu dành cho người thiếu máu.
Dược sĩ Ngọc Hải
Nguồn tham khảo:
http://www.medicalnewstoday.com/articles/158800.php
------------------------------------------------------------------------------------------------------------