Hiện nay, các bệnh lý liên quan tới huyết áp đang là vấn đề nhức nhối đối với sức khỏe của cộng đồng bởi vì chúng đều có thể gây ra những ảnh hưởng, biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Một trong các vấn đề về huyết áp mà nhiều người gặp đó là thường xuyên hạ huyết áp (tụt huyết áp). Vậy làm sao để phòng ngừa, nhận biết và xử trí khi bị hạ huyết áp? Những thông tin này sẽ có trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết khi bị hạ huyết áp

Hạ huyết áp là tình trạng mà chỉ số huyết áp giảm xuống mức thấp so với mức huyết áp bình thường của một người. Khi bị hạ huyết áp, các cơ quan sẽ bị thiếu hụt oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động. Lúc này cơ thể sẽ xuất các triệu chứng như:

- Mệt mỏi, người lả đi không muốn thực hiện bất kỳ hoạt động gì

- Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng

- Khả năng tập trung kém

- Buồn bực, dễ nổi cáu

- Buồn nôn, nôn mửa

- Da nhăn, khô, khát nước

- Vã mồ hôi nhưng vẫn thấy lạnh

- Suy giảm tình dục (gặp nhiều hơn ở phụ nữ)

- Thở dốc khi làm việc nặng (leo cầu thang, bê vác…)

- Ngất xỉu

Hạ huyết áp khiến người bệnh bị lả đi nhanh chóng

Tpcn Hồng Mạch Khang bổ máu, tăng cường tuần hoàn giúp nâng cao chỉ số huyết áp, đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra một cách tự nhiên và bền vững. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Cách xử trí khi bị hạ huyết áp đột ngột

Khi huyết áp bị giảm xuống mức thấp đột ngột, không được xử trí kịp thời người bệnh có thể gặp nguy hiểm. Không chỉ là nguy cơ té ngã dẫn tới chấn thương, mà hạ huyết áp ở mức rất thấp còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Khi phát hiện tình trạng tụt huyết áp, chúng ta cần bình tĩnh và xử trí theo hướng sau:

- Khi nhận thấy người bệnh có những dấu hiệu của hạ huyết áp như đã nói ở trên cần nhanh chóng để người bệnh năm ở nơi thoáng mát, tốt nhất là đặt người bệnh lên giường ở tư thế đầu hơi thấp và nâng hai chân lên cao.

- Cho người bệnh ăn hoặc uống trà gừng, cà phê, nước nho, nước sâm, ăn socola hoặc thức ăn hay đồ uống khác có vị ngọt hoặc mặn. Nếu khống có thì có thể cho người bệnh uống khoảng 2 ly nước đầy (khoảng 400 - 450ml nước)

- Để người bệnh tiếp tục nằm nghỉ và day hai bên thái dương cho tới khi huyết áp của người bệnh phục hồi trở lại.

- Nếu các triệu chứng nặng hơn theo thời gian hoặc kéo dài trên 5 phút mà không giảm đi thì nên nhanh chóng đưa người bệnh tới các cơ sở y tế.

Lưu ý rằng: Sau khi cả thấy huyết áp đã bình thường trở lại, người bệnh cần ngồi dậy, đứng lên hết sức từ từ để tránh bị tụt huyết áp trở lại.

Phòng ngừa tình trạng hạ huyết áp xảy ra

Để phòng ngừa bị hạ huyết áp, các chuyên gia y tế nên thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

- Nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi, thực phẩm bổ dưỡng như thịt nạc, sữa, trứng gà, hải sản

- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày

- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá

- Ngủ đủ giấc từ 7-9 giờ mỗi ngày

- Mỗi ngày nên uống từ 2-2,5 lít nước

- Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột, tránh tắm nước nóng, tránh vắt chéo chân khi ngồi

- Tránh ngồi quá lâu ở một chỗ với một tư thế

- Tránh các hoạt động trực tiếp dưới trời nắng mưa, quá lâu

Đối với những người thường xuyên bị tụt huyết áp, hạ huyết áp bên cạnh những thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt người bệnh nên kết hợp thêm các sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ nâng cao huyết áp và đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra như Tpcn Hồng Mạch Khang. Theo nghiên cứu tại Khoa Y học Cổ truyền, đại học Y Hà Nội: chỉ sau 2 tháng sử dụng Tpcn Hồng Mạch Khang, 96,7% người bệnh huyết áp thấp, hạ huyết áp đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh của mình.

DS Ngọc Hải

Nguồn tham khảo:

http://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-basics