Huyết áp chính là áp lực của dòng máu trong hệ thống động mạch. Chính nhờ sự chuyển động của dòng máu này mà các tế bào của cơ thể nhận được oxy và các chất dinh dưỡng để duy trì họat động của sự sống. Huyết áp trung bình của mỗi người dao động trong khoảng từ 110 - 120mmHg đối với huyết áp tối đa và từ 70 - 80mmHg với huyết áp tối thiểu. Khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg, bệnh nhân rơi vài tình trạng hạ huyết áp. Tình trạng hạ huyết áp mạn tính thì hầu như không có gì là quá nguy hiểm, thậm chí có người cho rằng, những người bị huyết áp thấp còn sống thọ hơn những người có huyết áp bình thường. Tuy nhiên, huyết áp tụt đột ngột hoặc giảm quá thấp, kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thường xuyên mất thăng bằng, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Huyết áp thấp là tình trạng áp suất lên thành mạch máu giảm

Huyết áp thấp là tình trạng áp suất lên thành mạch máu giảm

Các bạn có thể gọi điện tới số điện thoại tư vấn để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về bệnh huyết áp thấp

 

Triệu chứng thường gặp của bệnh huyết áp thấp

      Nếu huyết áp cứ quanh quẩn ở chỉ số 85/55 mmHg điều đó cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng huyết áp thấp mãn tính gây nguy hiểm chỉ khi nó xuất hiện kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng đáng chú ý như:

-     Chóng mặt hoặc đau đầu: cảm thấy mọi vật như thể đang xoay tròn xung quanh không thể kiểm soát, nặng có thể gây ngất xỉu, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột. Các triệu chứng này xuất hiện do giảm lưu lượng máu ở não, tim, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.

-     Mất nước và khát bất thường: mất nước đôi khi làm giảm huyết áp. Tuy nhiên cần lưu ý, tình trạng mất nước không phải là một dấu hiệu của huyết áp thấp. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy hay lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập thể dục hay làm việc nặng nhọc đều có thể dẫn đến mất nước. Ngay cả khi mất nước nhẹ (mất ít nhất từ 1-2% trọng lượng cơ thể) cũng gây ra tình trạng suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi.

-     Mất tập trung, hay quên, đãng trí: Người mắc bệnh này có thể quên ngay những việc vừa xảy ra cách đó chỉ vài phút.

-     Tầm nhìn mờ: Trong trường hợp này, cách tốt nhất là nên tìm chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.

-     Cảm giác nôn và buồn nôn: Biện pháp khắc phục hiệu quả là nhấm nháp một ít nước chanh để kiềm chế cảm giác buồn nôn.

-     Da nhợt nhạt, xanh xao, sợ lạnh do không được cung cấp đủ lượng máu và oxy cần thiết cho cơ thể.

-     Người mệt mỏi, không đứng vững, thở gấp: Do huyết áp xuống quá thấp gây cản trở hoạt động của tim và não, dẫn đến triệu chứng khó thở.

      Tình trạng hạ huyết áp mạn tính hay xảy ra ở những người làm việc quá sức, bị stress, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng, đái tháo đường hay bị bệnh thần kinh ngoại vi… Do đó, nếu tình trạng hạ huyết áp mạn tính kéo dài và gây nhiều khó chịu, thậm chí phải nhập bệnh viện cấp cứu thì nên đi khám ở những thầy thuốc chuyên khoa tim mạch và nội tiết để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị triệt để.

Phương Thoại