Hầu hết mọi người đều nghĩ huyết áp cao nguy hiểm còn huyết áp thấp thì không. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy bởi vì huyết áp thấp cũng gây nên rất nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời như suy giảm trí nhớ, nhũn não, tai biến mạch máu não… Đặc biệt huyết áp thấp kéo dài còn gây ra suy giảm chức năng sinh lý ở cả nam và nữ giới do vậy nó còn được gọi với cái tên “kẻ phá vỡ hạnh phúc gia đình”. Vậy huyết áp thấp nguyên nhân do đâu và làm sao để điều trị hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây nên chứng huyết áp thấp?

Huyết áp chính là áp lực của dòng máu lên thành động mạch khi trái tim co bóp. Do đó, huyết áp thấp cũng sẽ khiến cho khả năng tuần hoàn máu tới não bộ và các cơ quan bị giảm sút. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, mất ngủ… thường xuyên. Huyết áp thấp có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó phổ biến nhất bao gồm:

- Thiếu máu: Khi cơ thể bị thiếu máu, lưu lượng tuần hoàn sẽ bị giảm sút, áp lực máu lên thành động mạch cũng bị giảm theo và hệ quả tất yếu là tình trạng huyết áp thấp sẽ xảy ra.

- Chất lượng máu kém (lượng hemogolobin thấp): Một số người có chỉ số huyết áp khá thấp nhưng không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì, nhưng một số khác với cùng chỉ số huyết áp như vậy nhưng lại thường xuyên cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, đau đầu… Nguyên nhân là do chất lượng máu, khiến cho khả năng vận chuyển dưỡng khi của các tế bào hồng cầu không cao.

Thiếu máu, chất lượng máu kém có thể gây huyết áp thấp

- Rối loạn hormon: Estrogen là hormon sinh dục chính của phụ nữ, tuy nhiên nó cũng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng khác của cơ thể, trong đó có điều hòa huyết áp. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thiếu hụt estrogen là một nguyên nhân thường gặp gây nên huyết áp thấp.

- Stress, căng thẳng tâm lý, làm việc quá sức, khiến cơ thể bị suy nhược: Những yếu tố này có thể dẫn tới huyết áp thấp do chúng  gây rối loạn chức năng điều hòa huyết áp của hệ thần kinh trung ương.

- Tác dụng phụ của thuốc: Huyết  áp thấp hay hạ huyết áp là tác dụng phụ khá thường gặp ở khá nhiều loại thuốc, đặc biệt là các thuốc có cơ chế tác động liên quan tới chức năng thần kinh trung ương chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh parkinson, điều trị rối loạn lo âu, động kinh, điều trị rối loạn cương dương.

- Mắc các bệnh lý về tim mạch chẳng hạn như bệnh van tim, suy tim hay các bệnh ảnh hưởng đến hormon của cơ thể như suy thận, suy giáp … cũng là những nguyên nhân gây huyết áp thấp

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì có một số lượng rất lớn người bệnh bị huyết áp thấp mà không tìm được nguyên nhân được gọi là huyết áp thấp vô căn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện gần đây đã có thể làm sáng tỏ nguyên nhân nguyên nhân của những trường hợp này.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng tại ví trí của động mạch chủ (động mạch lớn nhất của cơ thể phía trên tim) và động mạch cảnh (động mạch ở cổ dẫn máu lên não) có một nhóm các tế bào thần kinh phụ trách vai trò nhận biết huyết áp. Các tế bào thần kinh cảm nhận huyết áp này có thể giao tiếp với tim, não, thận, mạch máu để điều chỉnh huyết áp.

Trên thực tế, huyết áp của cơ thể không cố định, nó thay đổi phụ thuộc vào tư thế, thời gian trong ngày, nhiệt độ môi trường xung quanh… Tuy nhiên, nhờ có các tế bào cảm áp này mà cơ thể có thể nhận biết điều đó để điều chỉnh lại chỉ số huyết áp kịp thời. Nếu huyết áp xuống quá thấp tế bào cảm áp sẽ gửi tín hiệu để tim đập nhanh hơn, các mạch máu lại co lại, nhờ vậy huyết áp được điều chỉnh cân bằng. Nhưng, nhiều người vì một lý do nào đó mà các thụ thể cảm nhận huyết áp lại hoạt động kém hiệu quả có thể khiến cho tình trạng huyết áp thấp xuất hiện thường xuyên.

Tpcn Hồng Mạch Khang giúp đầy lùi tình trạng huyết áp thấp một cách hiệu quả và bền vững. Hãy gọi cho chúng tôi (trong giờ hành chính) để được tư vấn tốt nhất.

Giải pháp đẩy lùi huyết áp thấp bền vững và hiệu quả

Để điều trị huyết áp thấp bền vững và hiệu quả thì cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, đối với mỗi nguyên nhân sẽ có những cách điều phù hợp:

- Đầu tiên, người bệnh nên kiểm tra lại các loại thuốc mà bản thân mình đang sử dụng (nếu có), trong trường hợp phát hiện huyết áp thấp là do tác dụng phụ của thuốc thì có thể trao đổi với bác sĩ, dược sĩ để giảm liều hoặc đổi sang loại thuốc khác.

- Nếu huyết áp thấp do thiếu máu cần thăm khám xác định nguyên nhân gây thiếu máu và điều trị triệt để các nguyên nhân này, đồng thời bổ sung các dưỡng chất, các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Ngoài ra, cũng nên uống nhiều nước hơn mỗi này để tăng lưu lượng tuần hoàn của cơ thể (mỗi ngày ít nhất 2 lít nước).

- Huyết áp thấp là do hệ quả của các bệnh lý như suy tim, suy giáp, suy thận … thì người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị các bệnh lý này. Khi bệnh tình được cải thiện thì huyết áp thấp cũng sẽ tự động giảm đi.

- Huyết áp thấp do stress, căng thẳng tâm lý, làm việc quá sức dẫn đến suy nhược cơ thể thì người bệnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và ăn uống điều độ mỗi ngày.

Đương quy (Quy đầu) – Thảo dược cho người huyết áp thấp

Đối với những trường hợp huyết áp thấp do chất lượng máu kém, rối loạn hormon hoặc huyết áp thấp không rõ nguyên nhân thì các loại thuốc tây y thường chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, các thảo dược từ thiên nhiên là tỏ ra có ưu thế hơn rất nhiều. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Đương quy (bộ phận dùng làm thuốc là Quy đầu) là loại thảo dược có thể tăng khả năng tạo máu, tăng chất lượng máu, nhờ kích thích sản xuất các tế bào máu bên trong tủy xương. Không chỉ vậy, nhiều hoạt chất trong Đương quy còn có tác động tương tự như hormon estrogen của cơ thể, thúc đẩy các tế bào cảm nhận huyết áp bên trong lòng mạch hoạt động nhanh, nhạy, chính xác, từ đó nâng cao chỉ số huyết áp một cách hiệu quả và bền vững.

Ngoài ra, thì một số thảo dược khác như Xuyên tiêu, Ích trí nhân… có khả năng tăng cường chức năng của các cơ quan, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa cũng rất thích hợp để giúp người bệnh huyết áp thấp phục hồi thể trạng nhanh chóng.

Ngọc Hải

Nguồn tham khảo: http://www.emedicinehealth.com/pictures_slideshow_low_blood_pressure_hypotension/article_em.htm

…………………..