Nhiều người chỉ lo ngại với bệnh huyết áp cao mà không biết rằng các triệu chứng huyết áp thấp ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống. Lâu dài, huyết áp thấp còn gây suy giảm trí nhớ, teo não, đột quỵ, ảnh hưởng tới chức năng tim, thận và các cơ quan khác trong cơ thể nếu không được điều trị. Bởi vậy, việc hiểu biết về các dấu hiệu của huyết áp thấp rất cần thiết trong việc phát hiện bệnh và khắc phục kịp thời.

Triệu chứng huyết áp thấp gồm những gì?

Đối với những người chỉ số huyết áp luôn ở mức 90/60mmHg nhưng không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào về sức khỏe được gọi là huyết áp thấp mạn tính, không ảnh hưởng tới cuộc sống và không cần phải điều trị. Một người được coi là có bệnh huyết áp thấp, ngoài chỉ số huyết áp luôn ở mức 90/60mmHg hoặc thấp hơn còn thường xuyên gặp phải các triệu chứng sau:

- Hoa mắt chóng mặt, người bệnh đột nhiên thấy các vật xung quanh xoay tròn.

- Choáng váng, tối sầm mặt mũi, không giữ được thăng bằng, thậm chí ngất xỉu.

- Có cảm giác buồn nôn, nôn.

- Mờ mắt do huyết áp thấp khiến lượng máu đến vùng não chỉ huy mắt và đến mắt bị giảm xuống, người bệnh không nhìn rõ cả những vật ở gần, cảm thấy luôn có một màn sương trước mắt.

- Hay nhầm lẫn, hay quên ngay cả những việc vừa mới xảy ra, khả năng tập trung chú ý trong học tập và công việc giảm bởi não không có đủ lượng máu cần thiết để hoạt động.

- Cơ thể yếu ớt, mỏi mệt, luôn cảm thấy bản thân không có đủ năng lượng và tâm trạng để làm bất cứ việc gì, ngay cả những sinh hoạt thường ngày.

Nhịp tim nhanh, nguyên nhân là do huyết áp thấp khiến các cơ quan không đủ lượng máu để hoạt động. Não bộ sẽ gửi tín hiệu yêu cầu tim làm việc nhiều hơn nhằm bù đắp. Do đó, tim co bóp nhiều hơn, đập nhanh hơn bình thường.

Mệt mỏi, uể oải là triệu chứng huyết áp thấp thường gặp

Các dấu hiệu này có thể xuất hiện một cách thường xuyên hoặc khi người bệnh thay đổi tư thế một cách đột ngột, ví dụ đang ngồi thì đột nhiên đứng dậy, đang nằm thì ngồi bật dậy, khi đứng lâu một chỗ trong thời gian dài. Một số người có những triệu chứng huyết áp thấp ngay sau khi ăn xong.

Tpcn Hồng Mạch Khang là giải pháp toàn diện và hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng huyết áp thấp và nâng chỉ số huyết áp một cách bền vững và hiệu quả. Liên hệ số điện thoại 0988.946.068 để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm

Sốc – Triệu chứng huyết áp thấp nặng cần cấp cứu kịp thời

Hạ huyết áp quá mức có thể gây ra sốc. Đây là tình trạng khẩn cấp có thể đe dọa tới tình mạng người bệnh. Các dấu hiệu của sốc là:

- Lú lẫn, hay quên, hay nhầm lẫn, biểu hiện này đặc biệt rõ ở người cao tuổi.

- Da nhợt nhạt, không có sức sống, cơ thể lạnh nhưng lại vã mồ hôi.

- Thở nhanh và thở ngắn.

- Mạch yếu và đập nhanh.

Phải làm gì khi thấy các triệu chứng huyết áp thấp?

Khi thấy mình có dấu hiệu huyết áp thấp, bạn nên dừng lại tất cả các công việc đang làm, uống khoảng 200 – 300ml nước và ngồi tại chỗ hoặc nằm xuống để nghỉ ngơi cho đến khi cơ thể hồi phục. Bạn cũng có thể uống một ly trà gừng, nước sâm hoặc cà phê để kéo huyết áp lên nhanh chóng. Nhưng sử dụng thường xuyên những đồ uống này lại ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, bởi vậy không nên lạm dụng quá nhiều.

 

Phương pháp cải thiện triệu chứng huyết áp thấp bền vững

Sử dụng thuốc tăng áp không phải là phương pháp được ưu tiên trong điều trị huyết áp thấp, bởi thuốc chỉ kiểm soát triệu chứng cho người bệnh trong thời gian sử dụng, ngừng thuốc các dấu hiệu lại xuất hiện trở lại. Hơn nữa, những thuốc này có thể làm tăng huyết áp quá mức, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên áp dụng các phương pháp nâng huyết áp và giảm triệu chứng huyết áp thấp một cách bền vững và hiệu quả như:

- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược: Quy đầu (phần rễ chính của cây Đương quy) được sử dụng từ lâu đời trong nền y học dân tộc nhờ tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn, nâng huyết áp do tăng tính nhạy cảm của các thụ thể cảm áp trong lòng mạch, điều hòa hormon. Ngày nay, Quy đầu phối hợp với một số thảo dược điều trị huyết áp thấp khác như Xuyên tiêu, Ích trí nhân trong nhiều sản phẩm hỗ trợ, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, choáng váng, tăng cường trí nhớ và nâng chỉ số huyết áp chỉ trong thời gian ngắn.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Không ai phủ nhận được tác dụng của chế độ ăn uống khoa học trong điều chỉnh huyết áp. Người bệnh huyết áp thấp nên ăn nhiều các thực phẩm bổ máu như thịt đỏ, thịt gia cầm, rau xanh đậm, bí đỏ, đậu tương, trái cây,… sẽ rất tốt cho việc điều trị bệnh.

- Tập thể dục: Tập thể dục đúng cách có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu tuần hoàn trong cơ thể nhiều hơn, nhờ đó mà hạn chế tình trạng huyết áp thấp. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng huyết áp thấp nào, nên luyện tập thể dục vừa sức và đều đặn, nhất là các bài tập thiền, yoga, hít sâu thở chậm để cải thiện bệnh và nâng cao sức khỏe.

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/dxc-20316599