Mệt mỏi kéo dài, tinh thần suy kiệt... là những gì mà người bệnh suy nhược cơ thể thường xuyên gặp phải. Hội chứng này có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống thường ngày, khiến bạn không thể làm việc, đi chơi, tâm lý thì chán nản và mất niềm tin… Và chính sự căng thẳng kéo dài lại là căn nguyên khiến tình trạng suy nhược cơ thể càng trở nên trầm trọng.

Triệu chứng giúp nhận biết suy nhược cơ thể do stress kéo dài

Trong khi các triệu chứng chính của suy nhược cơ thể nói chung là cảm giác mỏi mệt không rõ nguyên nhân, thì suy nhược cơ thể do căng thẳng tinh thần còn có kèm các dấu hiệu như:

- Bị đau cơ hoặc cảm giác yếu cơ.

- Đau đầu.

- Dễ cáu giận, kích động, không kiềm chế được cảm xúc của mình.

- Chóng mặt và mờ mắt.

- Mất đi cảm giác ngon miệng.

- Gặp khó khăn khi ghi nhớ một việc gì đó, không thể nhớ được hoặc nhớ rồi lại quên luôn.

- Khả năng duy trì sự tập trung rất kém, gần như không thể chú ý vào một vấn đề trong thời gian dài.

- Phản xạ chậm hoặc gặp khó khăn khi phải đưa ra quyết định.

- Thiếu động lực.

- Cảm thấy bản thân mình rất vô dụng, có cố gắng thế nào cũng không thể thay đổi tình trạng hiện tại.

Suy nhược cơ thể do quá căng thẳng dễ khiến người bệnh chán nản

Tại sao căng thẳng kéo dài lại dễ gây suy nhược cơ thể?

Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm gần đây cho thấy, suy nghĩ nhiều, stress là hoạt động đốt cháy nhiều năng lượng nhất. Căng thẳng còn khiến cơ thể giải phóng các hormon giúp duy trì huyết áp và lượng đường trong máu ở mức cao để có thể đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu cho não hoạt động trong thời gian căng thẳng. Stress kéo dài làm cơ thể chúng ta thường xuyên phải kích hoạt hệ thống này, dẫn tới cạn kiệt năng lượng và gây phản ứng ngược. Bạn sẽ bị mệt mỏi, trầm cảm, suy nhược.

Phải làm gì khi bị suy nhược cơ thể do căng thẳng kéo dài?

Bước 1. Giải quyết nguyên nhân

Quan trọng nhất là bạn cần xác định nguồn gây căng thẳng quá mức và thực hiện các bước để giải quyết những vấn đề này. Ví dụ, nếu công việc là nguyên nhân, bạn nên nghỉ việc một thời gian để thư giãn hoặc đi tìm công việc mới. Nếu mối quan hệ cá nhân gây ra căng thẳng, bạn nên nhìn nhận lại cách cư xử của mình và đối phương để điều chỉnh hoặc nhờ chuyên gia tâm lý để tìm cách tháo gỡ.

Bước 2. Áp dụng các phương pháp thư giãn mỗi ngày

Yoga, thiền được chứng minh rằng rất có ích trong việc làm giảm cảm giác căng thẳng. Bạn nên dành 15 phút để thư giãn theo các phương pháp này, sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong suốt cả ngày sau đó.

Bước 3. Lựa chọn cách điều trị từ thảo dược

Không hiếm lạ những trường hợp lựa chọn thảo dược để trị suy nhược cơ thể đạt được hiệu quả ngoài mong đợi. Bởi khác với thuốc tây, dược liệu tự nhiên giúp tác động toàn diện vào bệnh, sẽ giảm triệu chứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân một cách bền vững.

Với chứng suy nhược cơ thể, bộ ba dược liệu Ích trí nhân - Xuyên tiêu - Đương quy là lựa chọn hoàn hảo bởi những lý do sau:

- Ích trí nhân giúp tăng lưu thông máu, hỗ trợ hoạt động chức năng của tim, thận và các cơ quan khác.

- Xuyên tiêu giúp cơ thể ấm hơn, giảm cảm giác lạnh, đồng thời tăng độ ngon miệng, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

- Đương quy (Quy đầu) có vai trò tăng số lượng huyết cầu được tổng hợp từ tủy, tăng tuần hoàn, ổn định hàm lượng hormon và huyết áp trong cơ thể.

Người bị mệt mỏi kéo dài, suy nhược cơ thể nhiều ngày nên sử dụng sản phẩm chứa đầy đủ các dược liệu này để sớm khỏi bệnh.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm chứa bộ 3 thảo dược Ích trí nhân, Xuyên tiêu, Đương quy được nhiều người suy nhược cơ thể sử dụng đạt hiệu quả cao, liên hệ đến số điện thoại 0988946068, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

Bước 4. Tập thể dục như là bước bắt buộc trong sinh hoạt hằng ngày

Người suy nhược cơ thể nên vận động thể lực mỗi ngày một cách nhẹ nhàng nhằm tăng sức chịu đựng của cơ thể, tăng độ dẻo dai và giảm triệu chứng lo lắng, trầm cảm.

Người bị suy nhược cơ thể nên tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày

Bước 5. Ăn ngủ đúng giờ, đúng cách

Stress thường khiến bệnh nhân khó bước vào giấc ngủ, thậm chí trằn trọc cả đêm. Mặc dù vậy nhưng vẫn cần đi ngủ vào cùng một thời điểm giữa các ngày và thức dậy đúng giờ buổi sáng. Tạo thói quen ngủ khoa học giúp cơ thể lấy lại năng lượng và trẻ hóa.

Ăn uống đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng cho quá trình hồi phục của cơ thể. Người bị suy nhược cơ thể nên ăn nhiều cơm, thịt nạc, hải sản, rau tươi, trái cây, gan động vật, uống đủ nước. Điều này giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm bớt cảm giác kiệt sức.

Nếu sau 5 bước trên mà chứng suy nhược cơ thể của bạn vẫn không biến mất, hãy dành thời gian đi thăm khám để làm xét nghiệm xem cơ thể bạn có bị tổn thương hay bất thường hoạt động ở khu vực nào không để điều trị.

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

https://www.healthcentral.com/article/stress-and-fatigue

https://chriskresser.com/chronic-fatigue-syndrome-and-stress-a-new-frontier-for-treatment/

--------------------------------

Thông tin sản phẩm thảo dược dành cho người suy nhược cơ thể do stress kéo dài: