Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi con người phải đối mặt với những áp lực từ công việc, gia đình, quan hệ xã hội thì bệnh suy nhược cơ thể ngày càng gia tăng. Những triệu chứng như mệt mỏi, căng thẳng, stress trong một thời gian kéo dài mà không hết khi nghỉ ngơi là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc phải chứng bệnh này. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị suy nhược cơ thể.

Bài viết dưới đây gồm những nội dung:

1. Khái niệm suy nhược cơ thể.

2. Dấu hiệu nhận biết.

3. Nguyên nhân gây bệnh.

4. Cách chẩn đoán.

5. Phương pháp điều trị.

------------------------------

1. Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là một rối loạn phức tạp được thể hiện bởi sự mệt mỏi, kiệt sức kéo dài và liên tục từ ngày này sang ngày khác mà không phải do tác động bởi một bệnh hay sự gắng sức trong công việc. Suy nhược cơ thể không chỉ gây mệt mỏi về thể chất mà còn về tinh thần.

2. Triệu chứng suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng qua nghiên cứu cho thấy phần lớn hay gặp ở phụ nữ (trên 80%) và những người trong nhóm tuổi từ 40 – 50 tuổi. Ngoài mệt mỏi, kiệt sức kéo dài, bệnh nhân có thể thêm một vài triệu chứng sau:

- Trí nhớ suy giảm, hay quên.

- Đau họng, viêm họng.

- Nổi hạch ở cổ/ nách.

- Đau các cơ hoặc khớp không rõ nguyên nhân.

- Đau đầu liên tục.

- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không được sâu giấc.

- Mệt mỏi trầm trọng hơn và kéo dài trên 24h sau khi tập thể dục hoặc làm việc gắng sức.

Suy nhược cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi thường xuyên

Khi có những dấu hiệu của tình trạng suy nhược cơ thể, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0988.946.068 để được tư vấn cách điều trị hiệu quả

3. Nguyên nhân gây nên suy nhược cơ thể

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh suy nhược cơ thể. Qua đánh giá bệnh có thể do một số yếu tố nguy cơ như:

- Nhiễm virus: Một nhóm người bị bệnh suy nhược cơ thể sau khi nhiễm một loại virut kéo dài như cảm cúm, sởi, thủy đậu…

- Huyết áp thấp: Người bị huyết áp thấp mạn tính kéo dài sẽ có những biểu hiện của suy nhược cơ thể

- Suy giảm hệ thống miễn dịch: nhiều trường hợp bị suy nhược cơ thể có liên quan đến hệ thống miễn dịch kém.

- Mất cân bằng nội tiết: Thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận có thể là yếu tố kích hoạt làm khởi phát suy nhược cơ thể.

- Dinh dưỡng kém, mắc các bệnh về dạ dày, rối loạn tiêu hóa: Đây là nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian kéo dài.

- Yếu tố tâm lý: Tâm lý căng thẳng, áp lực công việc, gia đình, mối quan hệ xã hội là những yếu tố tác động mạnh mẽ vào chứng bệnh này. Phần lớn các trường hợp bị suy nhược cơ thể hiện nay khởi phát sau stress kéo dài.

4. Chẩn đoán suy nhược cơ thể

Không có một xét nghiệm nào xác định chuẩn xác bệnh suy nhược cơ thể. Để chuẩn đoán, người bệnh cần có ít nhất 4 dấu hiệu triệu chứng kể trên và phải có sự mệt mỏi liên tục kéo dài trên 6 tháng. Thực tế, có rất nhiều vấn đề về sức khỏe khác cũng có triệu chứng tương tự, nên sẽ cần loại trừ một số bệnh lý trước khi kết luận là suy nhược cơ thể, chẳng hạn như:

- Rối loạn giấc ngủ: Mệt mỏi có thể do rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, hay hội chứng bồn chồn tay chân.

- Một số bệnh lý như thiếu máu, tiểu đường, suy tuyến giáp cũng có thể gây mệt mỏi kéo dài.

- Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Trầm cảm, lo lắng, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt có thể khiến bạn chán nản, cạn kiệt năng lượng.

- Bệnh lý tim và phổi: Mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo tim và phổi của bạn đang hoạt động kém hiệu quả. Bác sĩ có thể thực hiện bài kiểm tra thể chất để đánh giá chức năng tim phổi của bạn.

5. Điều trị suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên không có một phác đồ điều trị chung cho mọi người bệnh. Tùy từng tình trạng sức khỏe mà có thể áp dụng một số phương pháp như sau:

- Chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Người bệnh nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt, vitamin B12 và acid folic như sữa, trứng, thịt nạc, cam, rau màu xanh, các loại đậu… Các bữa ăn nên nấu dưới dạng mềm dễ hấp thu và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffeine như rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích.

- Tập thể dục: Dành mỗi ngày 30 phút - 1 tiếng để vận động thể chất nhẹ nhàng và nâng cao sự dẻo dai của cơ thể như yoga, chạy bộ, đi bộ, đạp xe…

Chạy bộ sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng suy nhược cơ thể

- Thay đổi lối sống: Giảm căng thẳng bằng cách làm công việc mình yêu thích như đọc sách, trồng rau, xem phim... Xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể về thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Taọ thói quen ngủ và thức dậy cùng lúc mỗi ngày.

- Sử dụng thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ có thể giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ, giảm đau… tuy nhiên cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Sử dụng sản phẩm bổ trợ nâng cao sức khỏe: Có nhiều loại thảo dược có thể giúp người bệnh nhanh phục hồi thể trạng, điển hình như Quy đầu (rễ chính của cây Đương Quy), Xuyên tiêu, Ích trí nhân… Không chỉ giúp cải thiện số lượng máu thông qua việc kích thích tăng sinh tế bào hồng cầu tại tủy xương, thảo dược Quy đầu còn có khả năng điều hòa huyết áp và cân bằng hormone cơ thể. Trong khi đó, Xuyên tiêu và Ích trí nhân giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng và tăng cường tuần hoàn máu rất tốt. Kết hợp các thảo dược này sẽ là giải pháp hữu hiệu dành cho người suy nhược cơ thể, ngăn chặn tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Suy nhược cơ thể mặc dù không nguy hiểm như các bệnh lý cấp tính, nhưng gây ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh của đời sống. Vì vậy, nếu chẳng may rơi vào tình trạng này, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị để sớm khôi phục sức khỏe.

Ds. Thùy Linh

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/symptoms-causes/syc-20360490

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360510