Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tụt huyết áp mà các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đó là do người bệnh ăn ít, thường xuyên bỏ bữa hoặc kiêng khem không đúng cách. Lâu dần khiến các mạch máu giảm sự dẻo dai, đàn hồi, hậu quả là tình trạng tụt huyết áp thường xuyên. Để ngăn chặn điều này, việc đầu tiên bạn cần làm chính là điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học lành mạnh.

Người bệnh tụt huyết áp nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Thực phẩm giàu sắt, tốt cho quá trình tạo máu

Sắt là khoáng chất rất cần thiết trong quá trình tạo máu, thiếu sắt cơ thể sẽ bị thiếu máu, lâu ngày có thể gây tình trạng mệt mỏi triền miên, thậm chí là suy nhược cơ thể, tụt huyết áp. Do vậy, người bệnh cần cung cấp đủ sắt mỗi ngày thông qua một số loại thực phẩm dưới đây:

- Thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đu đủ, cà rốt, trứng, sữa, đậu tương, hải sản…

- Thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng khả năng hấp thu sắt của hệ tiêu hóa: Cam, chanh, bưởi, kiwi…

- Hạn chế thực phẩm giàu tanin, canxi vì chúng có khả năng gây cản trở quá trình hấp thu sắt, làm giảm lượng sắt vào cơ thể

Bí đỏ giàu sắt tốt cho người bệnh tụt huyết áp

Thực phẩm giàu tiền tố tạo máu

Vitamin B12, Acid Folic là những chất rất cần thiết cho quá trình tạo máu trong cơ thể. Nếu cơ thể không có đủ những chất này, sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tụt huyết áp.

Bạn có thể tham khảo bảng sau để bổ sung các tiền tố tạo máu đúng cách:

Tiền tố tạo máu

Vitamin B12

Acid Folic

Hàm lượng bổ sung

- Người trưởng thành: 2,5 mcg/ngày

- Phụ nữ có thai: 2,6 mcg/ngày

- Phụ nữ cho con bú: 2,8 mcg/ngày

- Nam giới (>13 tuổi): 400 mcg/ngày

- Nữ giới (>13 tuổi): 400 – 600 mcg/ngày

Nguồn thực phẩm

Thịt gà, thịt bò, gan động vật, cá hồi, cá ngừ, cá thu, trứng, sữa, phô mai, hàu, ngao, trai, cua...

Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, các loại đậu, gan bò, trứng, dưa vàng, măng tây, đậu phộng…

 

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

Sau một bữa ăn no, người bệnh có thể bị tụt huyết áp do máu đổ về dạ dày để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, khiến các cơ quan khác trong cơ thể bị thiếu máu, hệ quả là tình trạng tụt huyết áp.

Trà gừng, caffein

Trà gừng, cà phê đều có thể tạm thời cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, kéo huyết áp của người bệnh lên bằng cách kích thích hệ thống tim mạch gây tăng nhịp tim. Tuy nhiên đây không nên áp dụng thường xuyên, bởi bên cạnh những lợi ích tạm thời thì chúng cũng có nhiều tác hại nếu dùng lâu dài.

Uống nhiều nước, ăn mặn hơn một chút

Mất nước làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể, gây hạ huyết áp. Do vậy, người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước (tương đương 8 cốc nước) mỗi ngày, nhất là khi tập luyện thể dục, thể thao.

Natri trong muối có tác dụng giữ nước tại thận, giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể, nhờ đó làm tăng huyết áp. Do vậy người bệnh tụt huyết áp nếu không mắc kèm các bệnh lý tim mạch, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn mặn hơn một chút.

Tụt huyết áp nên ăn mặn hơn một chút

Thảo dược tự nhiên giúp cải thiện tụt huyết áp

Từ ngàn đời nay, Đương quy vốn được mệnh danh “Nữ nhân sâm” của Việt Nam và thường là lựa chọn đầu tay trong các bài thuốc bổ máu, tăng cường tuần hoàn, điều trị huyết áp thấp.

Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số hoạt chất trong thảo dược Đương quy có tác dụng kích hoạt các thụ thể cám áp hoạt động nhanh nhạy hơn, nhờ đó giúp nâng cao và ổn định huyết áp hiệu quả. Đồng thời, Đương quy còn có khả năng bổ máu, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn, giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ,… một cách tự nhiên, bền vững.

Hiện nay, Đương quy được kết hợp cùng hai thảo dược Ích trí nhân, Xuyên tiêu có tác dụng hỗ trợ giúp tăng cường hoạt động chức năng của tim, thận, hệ tiêu hóa. Bộ ba thảo dược này được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong điều trị tụt huyết áp. Và cũng đã được ứng dụng trong sản phẩm Hồng Mạch Khang, một sản phẩm được rất nhiều người bệnh tụt huyết áp tin dùng và đạt hiệu quả cao. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ Tại đây.

Không nên ăn gì khi bị tụt huyết áp thường xuyên?

Bên cạnh việc tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh huyết áp thấp cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm sau:

- Cà chua: Rất giàu lycopene có thể gây hạ huyết áp, với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt…

- Rau, củ, quả giàu kali, ít natri: Một số loại rau củ như củ cải, cà rốt, khoai tây, rau diếp, chuối... khiến thận tăng đào thải natri, gây tụt huyết áp, do vậy người bệnh nên hạn chế tối đa.

- Sữa ong chúa: Mặc dù là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, nhưng sữa ong chúa lại có thể gây giãn mạch, khiến huyết áp hạ nhanh chóng.

- Đồ uống chứa nhiều cồn: Rượu, bia, soda… là những thức uống có thể gây mất nước, làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể, khiến tình trạng tụt huyết áp thêm trầm trọng.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho người bệnh tụt huyết áp

Người bệnh cũng nên quan tâm hơn tới chế độ sinh hoạt nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện huyết áp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

- Không nên tập thể dụng quá nhiều ngoài trời nắng nóng.

- Tránh dành thời gian quá nhiều để xông hơi, tắm bồn nước nóng.

- Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột.

- Khi mới thức giấc, hãy nằm nghỉ ngơi 1 lát để cơ thể kịp thích nghi, sau đó mới ngồi dậy hoặc đứng lên.

- Mang vớ nén ý tế nhằm giúp máu di chuyển khắp cơ thể thuận lợi hơn.

Ds. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/low-blood-pressure-diet#tips