Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do huyết áp thấp gây ra mà còn có thể nâng chỉ số huyết áp của bạn về ngưỡng an toàn. Vậy người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì để tăng huyết áp? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Huyết áp thấp ăn gì để tăng huyết áp?

Món ăn chứa nhiều muối

Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng muối natri cao có tác dụng giữ nước trong lòng mạch, làm tăng khối lượng tuần hoàn và nâng chỉ số huyết áp của bạn.

Nếu không mắc phải các bệnh lý về thận hoặc tim mạch, bạn hãy bổ sung thêm muối và các thực phẩm có trữ lượng muối cao như dưa muối, cà muối, cá khô, thịt hộp, phô mai… vào khẩu phần ăn hằng ngày (lưu ý không ăn quá 10 – 15g muối/ngày).

Huyết áp thấp ăn gì để tăng huyết áp? – Thực phẩm chứa nhiều muối

Thực phẩm giàu sắt

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây tụt huyết áp do chất lượng và khối lượng máu tuần hoàn bị sụt giảm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh huyết áp thấp nên ăn nhiều thực phẩm chứa sắt để bổ sung tiền chất cần thiết tham gia vào quá trình tạo máu.

Một số thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể tham khảo để thêm vào thực đơn hằng ngày là gan, thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương, hạt họ đậu, hải sản, rau chân vịt…

Thực phẩm giàu acid folic

Acid folic là một trong những thành phần tham gia vào quá trình tạo máu, do đó thiếu hụt acid folic cũng góp phần gây ra thiếu máu và huyết áp thấp.

Để nâng huyết áp ổn định, người bệnh huyết áp thấp nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu acid folic như trái cây họ cam, măng tây, các loại quả mọng, gan, trứng, súp lơ, ngũ cốc nguyên cám (yến mạch, mè, đậu)…

Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, làm giảm huyết áp, gây chảy máu quá mức và tổn thương dây thần kinh.

Vì vậy, người bệnh huyết áp thấp không thể bỏ qua các thực phẩm giàu vitamin B12 như trứng, thịt gà, cá biển (cá hồi, cá ngừ, cá thu) và các sản phẩm từ sữa ít chất béo… trong thực đơn hằng ngày.

Huyết áp thấp kéo dài không chỉ gây suy giảm sức khỏe mà lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Để nhanh chóng đạt được chỉ số huyết áp bình thường, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0988.946.068 để được tư vấn chi tiết.

Hồng Mạch Khang – Viên uống thảo dược hỗ trợ nâng huyết áp lâu dài, bền vững

Đối với người bệnh huyết áp thấp, duy trì chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết nhưng đôi khi chưa đủ để ngăn huyết áp tụt xuống quá mức. Để đạt mục tiêu nâng huyết áp ổn định và duy trì hiệu quả bền vững, người bệnh cần bổ sung viên uống thảo dược tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, điển hình như Hồng Mạch Khang.

Với công thức chứa bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân có tác dụng bổ máu, tăng cường lưu thông máu, tăng độ nhạy của thụ thể cảm ápcải thiện chức năng bơm máu của tim, Hồng Mạch Khang giúp nâng huyết áp trở về ngưỡng an toàn, cải thiện nhanh triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… và dự phòng các biến chứng do tụt huyết áp hiệu quả.

Hồng Mạch Khang – Giải pháp thảo dược giúp nâng huyết áp an toàn, bền vững

Hồng Mạch Khang cũng là sản phẩm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT trên thị trường được nghiên cứu lâm sàng tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, sau 2 tháng sử dụng Hồng Mạch Khang, 96.7% người dùng đã chấm dứt tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chỉ số huyết áp đã nâng lên mức ổn định và không còn bị tụt huyết áp.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về kết quả nghiên cứu và lắng nghe ý kiến đánh giá từ những người bệnh huyết áp thấp đã sử dụng Hồng Mạch Khang qua video dưới đây:

Nghiên cứu lâm sàng của Hồng Mạch Khang trên người bệnh huyết áp thấp

Một số lưu ý khác về chế độ ăn cho người bệnh huyết áp thấp

Ngoài vấn đề huyết áp thấp ăn gì để tăng huyết áp, một số lưu ý dưới đây cũng sẽ giúp bạn sớm đạt được chỉ số huyết áp bình thường và cải thiện tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… do huyết áp thấp gây ra:

Thức uống chứa caffein giúp nâng huyết áp tạm thời

Caffein có trong cà phê, trà xanh, sô cô la, nước tăng lực… có thể làm tăng nhịp tim và nâng huyết áp tạm thời. Tác dụng này thường là ngắn hạn và sự ảnh hưởng đến huyết áp của caffein đối với mỗi người sẽ khác nhau.

Bạn cần lưu ý rằng đây chỉ là cách để nâng huyết áp tạm thời trong tình huống bị tụt huyết áp; tránh lạm dụng vì caffein có thể gây kích thích thần kinh, dẫn đến khó ngủ.

Uống nhiều nước

Khi bị mất nước, lượng máu của bạn bị sụt giảm gây ra tụt huyết áp. Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên uống ít nhất 2 lít (tương đương 8 ly) nước mỗi ngày. Lượng nước uống cần tăng lên nếu thời tiết nóng bức, vận động nhiều, sốt cao, nôn mửa...

Hạn chế uống nhiều bia rượu

Các loại đồ uống chứa cồn như rượu bia có thể gây mất nước, làm giảm thể tích máu, dẫn đến tụt huyết áp. Vì vậy, người bệnh huyết áp thấp cần tránh xa các thức uống này.

Cắt giảm lượng carbohydrate tinh chế

Các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, đặc biệt là loại đã qua tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng… sẽ được tiêu hóa rất nhanh, có thể gây nên hạ huyết áp đột ngột sau ăn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, chế độ ăn kiêng low-carb (cắt giảm carbohydrate) có thể giúp điều trị chứng hạ huyết áp, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ

Khi bạn ăn một bữa thịnh soạn, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa thức ăn, điều này có thể khiến huyết áp giảm xuống. Vì vậy, thay vì ăn quá nhiều trong một bữa thì bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết rõ người bệnh huyết áp thấp ăn gì để tăng huyết áp về mức an toàn, tránh bị tụt huyết áp quá mức. Nếu cần được tư vấn thêm về giải pháp trị huyết áp thấp, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0988.946.068 để được tư vấn hỗ trợ.

Xem thêm:

Sản phẩm Hồng Mạch Khang – 15 năm một chặng đường phát triển

Cách chữa huyết áp thấp bằng thuốc nam an toàn, hiệu quả bền vững

Nguồn tham khảo: manhattancardiology.com