Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh huyết áp thấp chiếm từ 10 - 20% dân số, đây cũng chính là thủ phạm gây ra 10 - 15% số ca đột quỵ não mỗi năm. Phổ biến là vậy nhưng huyết áp thấp có nguy hiểm không vẫn là điều mà nhiều người chưa thực sự biết rõ? Những thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn sáng tỏ vấn đề này.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp là chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người, bởi vậy bất kỳ một sự biến động nào dù là huyết áp thấp hay huyết áp cao đều nguy hiểm. Vậy nhưng thực tế, không ít người vẫn cho rằng huyết áp thấp là bệnh đơn giản mà chủ quan không thăm khám hay điều trị sớm, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Tình trạng huyết áp thấp mạn tính thường tiến triển từ từ khiến sức khỏe suy kiệt dần, sinh hoạt và công việc hằng ngày bị đảo lộn, mặt khác còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm như:

- Tai nạn, chấn thương: Ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt trong khi đang lái xe, leo cầu thang, làm việc trên cao,… có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm, khiến bạn bị chấn thương, va đập ngoài ý muốn.

- Tai biến mạch máu não: Dòng máu lên não đột ngột giảm mạnh, thậm chí là ngưng hoàn toàn do huyết áp giảm quá thấp có thể gây đột quỵ não, người bệnh đau đầu dữ dội, khó nói, lú lẫn, tê liệt một phần cơ thể,… hoặc tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

- Bệnh tim mạch: Huyết áp thấp làm tăng gánh nặng cho tim, tim phải co bóp nhiều hơn để bơm đủ máu đến các cơ quan trong cơ thể, lâu dần có thể gây rối loạn nhịp tim, suy tim, giãn buồng tim,…

Huyết áp thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Huyết áp thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

- Sốc: Tương tự đột quỵ não, sốc cũng là một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi tất cả mọi cơ quan trong cơ thể thiếu máu nghiêm trọng, người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức, vã mồ hôi, da xanh tái, buồn nôn, thở nông, mạch nhanh yếu,…

- Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh huyết áp thấp rất hay bị mất ngủ, khó ngủ, đêm ngủ không ngon giấc nhưng ban ngày mệt mỏi, tinh thần uể oải, ngủ gà, ngủ gật.

- Suy yếu chức năng các cơ quan: Suy thận, suy tim, suy nhược cơ thể, giảm ham muốn tình dục, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung,…. là những hậu quả do huyết áp thấp kéo dài gây ra.

Nếu huyết áp thấp đang làm đảo lộn cuộc sống và khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nhiều, hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được tư vấn về giải pháp điều trị bệnh, phòng ngừa biến chứng tối ưu nhất.

Giải pháp ngăn chặn biến chứng do huyết áp thấp

Huyết áp thấp là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình và phòng ngừa biến chứng nếu biết cách điều trị hợp lý. Hiện nay, giải pháp được ưu tiên nhất chính là thay đổi lối sống kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ, thuốc tây chỉ được cân nhắc trong giai đoạn bệnh nặng hoặc đợt điều trị ngắn ngày.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang

Ra đời năm 2008, Hồng Mạch Khang là một trong rất ít sản phẩm thảo dược hỗ trợ cho người bệnh huyết áp thấp đã được kiểm chứng hiệu quả lâm sàng. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cho thấy sau 60 ngày sử dụng sản phẩm:

- Các triệu chứng huyết áp thấp bao gồm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng khi đứng, mất ngủ, kém tập trung giảm rõ rệt.

- 7% người bệnh nâng cao huyết áp về mức ổn định.

- Hiệu quả tốt vẫn duy trì bền vững ngay cả khi ngừng sử dụng và không có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.

Bởi vậy, Hồng Mạch Khang được đánh giá là giải pháp hiệu quả và an toàn trong hỗ trợ điều trị huyết áp thấp hiện nay. Để hiểu rõ hơn về lợi ích của sản phẩm này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của những người bệnh từng trải nghiệm và cho phản hồi tích cực trong video dưới đây:

Kinh nghiệm trị huyết áp thấp bằng sản phẩm thảo dược

Xem thêm:

Hồng Mạch Khang - Giải pháp đã được kiểm chứng cho người huyết áp thấp

Nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Hồng Mạch Khang trên người huyết áp thấp

Xây dựng các thói quen tốt

- Tập thể thao đều đặn tối thiểu 30 phút mỗi ngày, chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, chạy, yoga, đạp xe…

- Duy trì nhịp sinh hoạt điều độ, đi ngủ sớm trước 11 giờ, ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày và tránh thức khuya.

- Giữ tâm lý thoải mái, học cách quản lý cảm xúc với tập thiền, yoga, hít thở sâu…

- Mang vớ nén y tế để cải thiện tình trạng ứ máu ở chân, thúc đẩy máu tuần hoàn đến phần trên của cơ thể.

- Uống nhiều nước từ 1.5 - 2 lít/ngày để giữ huyết áp ổn định.

- Chia nhỏ các bữa ăn, bên cạnh 3 bữa chính nên bổ sung thêm 2 - 3 bữa phụ.

- Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá biển, hải sản có vỏ, thịt gà, thịt bò, rau lá màu xanh đậm, trái cây giàu vitamin C, đậu đỗ, bí đỏ…

- Ăn mặn hơn bình thường trừ trường hợp đang mắc bệnh về tim hoặc bệnh thận.

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn mặn hơn bình thường

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn mặn hơn bình thường

Hạn chế các thói quen xấu

- Tránh sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn vì chúng có thể gây giãn mạch, mất nước dẫn đến tụt huyết áp.

- Cắt giảm lượng carbonhydrat tinh chế (gạo, bánh mì, mì ống…) trong mỗi bữa ăn, không ăn quá thường xuyên thực phẩm dễ gây hạ huyết áp như cà chua, chuối, dưa hấu, sữa ong chúa, cần tây…

- Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, tránh ăn quá no vì có thể dẫn đến tụt huyết áp sau ăn.

- Không ngồi vắt chéo chân, hạn chế ngồi hoặc đứng yên một chỗ quá lâu, không thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy nhanh, rời khỏi giường ngay khi ngủ dậy...

- Tránh tắm bằng nước nóng lâu vì nhiệt độ cao có thể làm giãn mạch máu khiến bạn bị chóng mặt, choáng váng.

Mong rằng qua bài viết bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Huyết áp thấp có nguy hiểm không?”, hiểu rõ về các biến chứng bệnh và giải pháp phòng ngừa. Và đừng quên điều chỉnh lối sống để việc điều trị sớm đạt hiệu quả tốt.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh huyết áp thấp

Ds Hà Anh

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465