Ở người khỏe mạnh, nếu huyết áp thấp không gây ra triệu chứng hay tổn thương ở cơ quan nào thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh huyết áp thấp thì cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và việc điều trị sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây ra huyết áp thấp.
Kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện ra bệnh huyết áp thấp
1. Mất nước có thể gây ra hạ huyết áp: Trường hợp này thường được bổ sung bằng nước và các chất điện giải.
- Mất nước nhẹ mà không có buồn nôn và nôn có thể được điều trị bằng cách cho bệnh nhân uống nước và điện giải.
- Nếu mất nước ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng thường thì bệnh nhân cần được cấp cứu bằng các dịch truyền tĩnh mạch và điện giải.
2. Hạ huyết áp do mất máu có thể được điều trị bằng cách truyền dịch và nếu chảy máu nặng và liên tục thì cần phải được cấp cứu ngay lập tức
3. Hạ huyết áp do sốc nhiễm trùng là một trường hợp khẩn cấp và được điều trị bằng truyền dịch qua đường tĩnh mạch và thuốc kháng sinh.
4. Hạ huyết áp do dùng thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu thì cần được điều chỉnh, thay đổi thuốc hoặc dừng lại theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên cần chú ý theo dõi huyết áp trong quá trình điều chỉnh hay thay đổi thuốc.
Các bạn có thể gọi điện tới số điện thoại tư vấn để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về bệnh huyết áp thấp
5. Hạ huyết áp do nhịp tim chậm:
- Nếu nguyên nhân gây ra nhịp tim chậm là do dùng thuốc thì có thể giảm liều, thay đổi hoặc ngưng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu nhịp tim chậm do hội chứng xoang hoặc bệnh về tim thì cần sử dụng máy điều hòa nhịp tim
6. Hạ huyết áp do tắc mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu: trường hợp này cần được điều trị bằng thuốc làm tan máu (tiêm tĩnh mạch ban đầu, sau đó sử dụng heparin dạng uống).
7. Hạ huyết áp tư thế: phương pháp điều trị hiệu quả nhất là thay đổi lối sống hàng ngày
8. Đứng lên dần dần, tránh thay đổi tư thế đột ngột: Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thử một số động tác co duỗi đầu tiên để làm tăng nhịp tim và dòng chảy của máu đi khắp cơ thể của bạn.
- Mang vớ hoặc quần bó sát giúp hạn chế máu xuống chân nhằm tăng lượng máu lên các phần phía trên cơ thể.
- Nâng cao đầu giường hay sử dụng thêm gối dưới đầu: điều này sẽ làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể
- Tập thể dục thường xuyên để thúc đẩy lưu thông máu.
- Uống nhiều nước ( đặc biệt là vào mùa hè hay khi mắc bệnh do virus, cúm)
- Có thể dùng thức uống có cafein (vì cafein có tác dụng làm co mạch lên tăng huyết áp)
- Thêm muối vào chế độ ăn hằng ngày. Lưu ý: Tăng lượng muối có thể dẫn đến suy tim ở những bệnh nhân có bệnh tim, do đó cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
- Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Cắt giảm carbohydrate. Nghỉ ngơi sau khi ăn. Tránh dùng các loại thuốc hạ huyết áp trước khi ăn.