Bệnh huyết áp thấp, rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn máu não là những căn bệnh rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên chúng lại có khá nhiều triệu chứng giống nhau, khiến nhiều người nhầm lẫn và lựa chọn điều trị không đúng cách. Vậy làm sao để chẩn đoán đúng bệnh huyết áp thấp? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp là sức đẩy của dòng máu lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Khi tim đập chính là lúc chỉ số huyết áp cao nhất gọi là huyết áp tâm thu, khi tim nghỉ (khoảng thời gian giữa 2 lần tim đập) thì huyết áp giảm thấp tối thiểu, gọi là huyết áp tâm trương. Huyết áp thấp là khi khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmgHg.
Huyết áp thấp có thể được chia thành hai dạng là huyết áp thấp cơ địa và huyết áp thấp bệnh lý. Với trường hợp huyết áp thấp cơ địa, chỉ số huyết áp có thể thấp hơn so với bình thường (120/80mgHg) nhưng không làm xuất hiện triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi,…thì không cần điều trị. Ngược lại với huyết áp thấp bệnh lý sẽ thường xuyên gặp phải những triệu chứng trên gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những trường hợp này cần điều trị tích cực để cải thiện triệu chứng, giảm những biến chứng có thể gặp phải trong tương lai.
Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp
Nếu bạn hoặc người thân bị huyết áp thấp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 0988.946.068 để được tư vấn về sản phẩm Hồng Mạch Khang – giải pháp giúp nâng cao chỉ số huyết áp, cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt… hiệu quả.
Cách chẩn đoán bệnh huyết áp thấp chính xác nhất
Để việc chẩn đoán huyết áp thấp được chính xác, hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau:
Hướng dẫn cách đo huyết áp
Không như những căn bệnh khác, chẩn đoán huyết áp thấp thực sự không quá phức tạp. Chỉ cần đo đúng chỉ số huyết áp là có thể khẳng định bạn có bị huyết áp thấp hay không?
Trong các loại máy được sử dụng để đo huyết áp, máy cơ vẫn chính xác hơn máy điện tử, tuy nhiên máy cơ lại phụ thuộc khá nhiều vào người thực hiện và yêu cầu cao về kỹ thuật. Và vì thế máy cơ thường được sử dụng ở các cơ sở ý tế, còn máy điện tử có thể dùng để kiểm soát huyết áp tại nhà.
Ngoài ra, trị số huyết áp cũng thay đổi tùy vào từng thời điểm trong ngày, vì vậy muốn biết được chính xác huyết áp của mình, trước và trong quá trình đo bạn cần lưu ý :
- Tránh hút thuốc, uống rượu, bia, cà phê và tập thể dục ít nhất là 30 phút trước khi đo huyết áp. Nên nghỉ ít nhất 15 phút trước khi đo.
- Lo âu, căng thẳng làm tăng huyết áp, vì vậy hãy nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tinh thần thật thoải mái.
- Trong khi đo, nên cởi áo khoác ngoài ra, nên quấn vòng bít vào sát da tay hoặc có thể quấn trên một lớp áo mỏng với máy đo huyết áp bắp tay.
- Nên đo ở nơi yên tĩnh và ngồi ở vị trí thư giãn, tránh các sóng điện thoai, ipad,… vì có thể làm ảnh hưởng đến trị số của máy đo.
- Hít thở sâu 5 tới 6 lần trước khi bắt đầu đo. Trong quá trình đo không cử động người và nói chuyện.
- Đặt tay sao cho vòng bít ở ngang tầm tim bạn theo hướng dẫn của từng loại máy.
- Không nên đo huyết áp liên tục trong một thời gian ngắn, hãy nghỉ ít nhất 5 phút trước mỗi lần đo.
- Nên đo huyết áp vào cùng một thời điểm trong ngày với cùng một máy đo huyết áp, ghi lại các kết quả và hỏi bác sĩ để biết về tình trạng huyết áp của bạn.
- Với những trường hợp hạ huyết áp khi đứng lên ngồi xuống, nên đo huyết áp cả trước và sau khi thay đổi tư thế. Ví dụ như đo huyết áp khi ngồi, rồi sau đó đo cả huyết áp khi đứng lên. Nếu trị số huyết áp giữa hai lần đo chênh lệch từ 15- 30 mmHg chẩn đoán là huyết áp thấp.
Một số xét nghiệm trong chẩn đoán huyết áp thấp
Mục tiêu của việc kiểm tra huyết áp thấp là tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ngoài việc sử dụng các tiền sử bệnh, trị số huyết áp, rất có thể bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:
Xét nghiệm máu
Việc xét nghiệm máu sẽ đánh giá một cách tổng quan nhất về sức khỏe của bạn. Rất có thể tình trạng hạ đường huyết hoặc thiếu máu cũng có thể là nguyên nhân gây ra huyết áp thấp.
Điện tâm đồ (ECG)
Điện tâm đồ được thực hiện để xác định các bất thường trong cấu trúc của tim, từ đó đánh giá các vấn đề cung cấp máu và oxy cho cơ tim của bạn. Điện tâm đồ giúp bác sỹ loại trừ khả năng huyết áp thấp là do tim hoạt động kém hiệu quả hay là do những tổn thương nào đó trong tim.
Siêu âm tim
Siêu âm tim nhằm xác định chi tiết về cấu chúc cũng như chức năng của tim. Các sóng siêu âm được truyền đi và tiếng vọng của nó được ghi lại bằng một thiết bị gọi là đầu dò, được giữ bên ngoài cơ thể. Máy tính sẽ ghi lại những chuyển động của tim từ đó phát hiện ra những bất thường trong hoạt động cũng như cấu trúc của tim.
Thử nghiệm gắng sức
Khi tim làm việc với cường độ cao, tình trạng huyết áp thấp có thể được chẩn đoán dễ dàng hơn. Trong bài kiểm tra gắng sức, bệnh nhân được yêu cầu đi bộ hoặc chạy bộ,… Khi đó tim sẽ được theo dõi bằng điện tâm đồ hoặc siêu âm tim. Đồng thời huyết áp cũng được theo dõi để xác định kiểm tra những vấn đề bất thường liên quan.
Thử nghiệm Valsalva
Thử nhiệm này giúp kiểm tra chức năng của hệ thần kinh tự trị bằng cách phân tích nhịp tim và huyết áp của bạn sau động tác hít thở sâu.
Thử nghiệm bảng nghiêng
Nếu bạn có huyết áp thấp khi đứng (tụt huyết áp khi phải đứng quá lâu) bác sỹ có thể yêu cầu một bài kiểm tra đánh giá huyết áp của cơ thể khi thay đổi vị trí trên bảng nghiêng.
Huyết áp thấp có thật sự nguy hiểm không?
Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm Y học Đại học Columbia thì những người huyết áp thấp có tỉ lệ tử vong cao hơn so với người bình thường. Tình trạng tụt huyết áp kéo dài sẽ khiến hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự điều chỉnh kịp thời có thể gây tổn hại đến các cơ quan như tim, thận, não, đi kèm với đó là các biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy thận, giảm trí nhớ, đột quỵ… nguy hiểm đến tính mạng.
Khoảng 30% trường hợp bị huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não. Ngoài ra, trường hợp ít gặp hơn, người bị tụt huyết áp đột ngột có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Bởi vậy, việc chẩn đoán chính xác bệnh sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp bạn lựa chọn sớm giải pháp trị bệnh hiệu quả, ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra trong tương lai.
Cao Thủy
Nguồn tham khảo:
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/diagnosis/dxc-20316636
http://www.nhs.uk/Conditions/Blood-pressure-(low)/Pages/Treatment.aspx
------------------------------
Thông tin dành cho người huyết áp thấp