Thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình có những triệu chứng có thể giống nhau nhưng về nguyên nhân thì hoàn toàn khác nhau. Thiểu năng tuần hoàn não liên quan đến khả năng vận chuyển máu lên não bị suy yếu, do lòng mạch không thông thoáng (có thể do sự tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng mạch). Ngoài ra, ở người già thì thành mạch máu cứng hơn nên ảnh hưởng tới sự co bóp tống máu lên não và do đó gây ra thiếu máu não. Rối loạn tiền đình là khi có sự hoạt động không được bình thường ở hệ thống tiền đình. Tiền đình là hệ thống các xương nhỏ và chất dịch bên trong giúp ta giữ được thăng bằng và định hướng trong không gian. Khi hệ thống xương tiền đình có dịch chảy không bình thường sẽ làm người bệnh thấy chao đảo, hoa mắt , chóng mặt, ù tai,... Bệnh liên quan đến bệnh lý nội khoa: tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, hô hấp,... làm cho việc sản sinh các chất dịch trong hệ thống tiền đình không được bình thường và gây ra hoa mắt, chóng mặt, ù tai,.... Đây là 1 hội chứng, vì vậy khi gặp phải các triệu chứng trên cần đến cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị đúng hướng.

Cần phải phân biệt:

- Chóng mặt thật sự: là cảm giác đồ vật xoay quanh bệnh nhân hoặc bệnh nhân xoay quanh đồ vật. Chóng mặt thật sự luôn luôn là một tổn thương tiền đình (trung ương hoặc ngoại biên)

- Cảm giác chóng mặt: là cảm giác bị dịch chuyển trong không gian, tuy không rõ nét như chóng mặt thật sự nhưng nếu nó xảy ra chi khi quay đầu hoặc nặng lên rõ rệt khi quay đầu thì tổn thương thường cũng có nguồn gốc từ tiền đình.

- Cảm giác mất thăng bằng: cảm giác này không kèm theo bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong đầu. Nó có thể có nguồn gốc từ tiền đình, nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác.

- Cảm giác sợ hãi muốn té xuống hầu như trong đa số trường hợp có nguồn gốc từ tâm lý. 

- Cảm giác choáng váng, cảm giác hoa mắt thường tương ứng với những bệnh lý tim mạch hoặc bệnh tâm thần.

- Hội chứng tiền đình biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng chủ quan, đó là chóng mặt và đi kèm với những dấu hiệu lâm sàng trong đó thường gặp nhất là rung giật nhãn cầu (nystagmus). 

Chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

1. Triệu chứng chủ quan

Chóng mặt là triệu chứng chủ yếu. BN có cảm giác bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn, hoặc chính bản thân BN xoay tròn so với những vật xung quanh. Trong những trường hợp rõ ràng, cảm giác bị dịch chuyển rất rõ, có thể xảy ra trên mặt phẳng đứng dọc hoặc mặt phẳng đứng ngang. Tuy nhiên trong một vài trường hợp chóng mặt không rõ ràng, BN chỉ có cảm giác dịch chuyển hoặc lắc lư thân mình, hoặc cảm giác bay lên, rớt xuống hoặc cảm giác mất thăng bằng.

Các dấu hiệu đi kèm thường hằng định : BN thường có cảm giác khó chịu, thường là sợ hãi, mất thăng bằng. Té ngã có thể xảy ra lúc chóng mặt, lúc này BN không thể đứng được. Ngoài ra BN có thể có rối loạn dáng đi. Buồn nôn, ói mửa xuất hiện khi làm những cử động nhẹ nhàng và thường đi kèm các rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.

Chúng ta cần lưu ý tất cả những đặc điểm của chóng mặt:
- Kiểu xuất hiện của chóng mặt: có thể xuất hiện đột ngột và có tính chất xoay tròn, hoặc có thể xuất hiện từ từ với những cơn chóng mặt nhỏ nối tiếp nhau hoặc chỉ mất thăng bằng nhẹ lúc đi lại và sau đó triệu chứng này trở thành mãn tính.
- Chóng mặt xảy ra lúc thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi không, chóng mặt có lệch về một bên nào không?
- Các dấu hiệu đi kèm: quan trọng nhất là các dấu hiệu về thính lực (giảm thính lực, ù tai, cảm giác tai bị đầy, điếc đặc), kế đến là các dấu hiệu về thần kinh thực vật (buồn nôn, nôn ói, lo lắng). Lưu ý là bệnh nhân hoàn toàn không mất ý thức.
- Tiền sử của bệnh nhân về tai mũi họng (viêm tai kéo dài), về thần kinh, chấn thương (chấn thương sọ não), về ngộ độc (ngộ độc thuốc, đặc biệt là các khgáng sinh độc với tai), về mạch máu, về dị ứng.
- Đặc điểm diễn tiến và tần số cơn chóng mặt.

Chóng mặt sinh lý:

Xảy ra khi não có sự mất cân đối trong ba hệ thống giữ thăng bằng (hệ tiền đình, hệ thị giác, hệ thống cảm giác bản thể hay còn gọi là hệ cảm giác sâu). Ví dụ như chóng mặt do đi xe, chóng mặt do độ cao, chóng mặt thị giác khi nhìn một loạt cảnh chuyển động nối tiếp nhau (do cảm giác thị giác ghi nhận những cử động của môi trường bên ngoài không được đi cùng với những biến đổi kế tiếp của hệ tiền đình và hệ cảm giác bản thể). Hệ tiền đình gặp những vận động đầu mà nó chưa thích nghi cả, ví dụ như say sóng. Tư thế bất thường của đầu và cổ, ví dụ như ngửa đầu ra quá mức khi sơn trần nhà. Chóng mặt không gian (space sickness) là chóng mặt thoáng qua thường gặp, do vận động chủ động của đầu trong môi trường không có trọng lực là một ví dụ của chóng mặt sinh lý.

Chóng mặt bệnh lý:

Do tổn thương hệ thị giác, hệ cảm giác bản thể hoặc hệ tiền đình.

- Chóng mặt thị giác là do thấy những hình ảnh mới hoặc hình ảnh không thích hợp, hoặc do xuất hiện liệt đột ngột cơ vận nhãn kèm theo song thị; trong trường hợp này hệ thần kinh trung ương sẽ nhanh chóng bù trừ tình trạng chóng mặt này.

- Chóng mặt do rối loạn cảm giác sâu hiếm khi là triệu chứng đơn độc. Chóng mặt lúc này thường do bệnh lý thần kinh ngoại biên (có rối loạn cảm giác sâu) làm giảm những xung động cảm giác cần thiếtđến hệ thống bù trừ trung ương kèm với rối loạn chức năng của hệ tiền đình hoặc hệ thị giác.

- Chóng mặt do rối loạn chức năng hệ tiền đình là nguyên nhân thường gặp nhất, chóng mặt thường kèm theo buồn nôn, rung giật nhãn cầu, thất điều dáng đi. Do chóng mặt tăng lên khi cử động đầu nhanh, bệnh nhân thường có khuynh hướng giữ đầu nằm yên không nhúc nhích. 

Các bạn có thể gọi điện tới số điện thoại tư vấn 0988.946.068 để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về bệnh huyết áp thấp

2. Triệu chứng khách quan

Rung giật nhãn cầu (nystagmus):

Rung giật nhãn cầu nhãn cầu do nguyên nhân tiền đình thường đánh theo nhịp. Đó là cử động của nhãn cầu theo nhịp gồm sự nối tiếp nhau giữa hai pha: pha chậm đưa nhãn cầu sang một phía (do tác động của hệ tiền đình), kế đến là pha nhanh đưa nhãn cầu theo chiều ngược lại, đưa mắt về vị trí nghỉ ngơi (do tác động của chất lưới cầu não).

Rối loạn thăng bằng

Ví dụ: khi BN đứng, hai chân khép lại, ta sẽ thấy thân mình BN nghiêng về một bên, hiếm hơn là nghiêng ra phía trước hoặc phía sau nhưng thuờng là cùng một phía đối với một BN. Rối loạn này tăng lên khi BN nhắm mắt. Nếu nặng hơn, BN có thể bị té ngã, đôi khi xảy ra đột ngột, lúc này đứng và đi không thể thực hiện được. 

Uống nước sẽ giúp bạn ổn định lại thăng bằng của cơ thể

3. Các hội chứng tiền đình

Hội chứng tiền đình ngoại biên

- Tổn thương bộ phận cảm nhận hoặc dây TK tiền đình.

- Triệu chứng chủ quan: chóng mặt dữ dội, xảy ra từng cơn

- Triệu chứng khách quan mang tính chất toàn diện và hòa hợp.

- Toàn diện: tất cả các rối loạn tiền đình đều hiện diện như rung giật nhãn cầu (ngang-xoay tròn), lệch các ngón tay, rối loạn tĩnh trạng, rối loạn dáng đi.

- Hòa hợp : các triệu chứng đều cùng về một phía thường là bên bệnh.

- Thường kèm theo các rối loạn thính giác như ù tai, giảm thính lực.

Hội chứng tiền đình trung ương

- Tổn thương nhân tiền đình hoặc các đường liên hệ nhân tiền đình với hệ TK trung ương.

- Triệu chứng không điển hình như trong tổn thương tiền đình ngoại biên, có sự khác biệt rõ rệt so với hội chứng tiền đình ngoại biên.

- Trước hết là do tổn thương nằm xa đường ốc tai và dây VII nên không có ù tai, điếc tai hay tổn thương dây VII đi kèm. Thêm vào đó chóng mặt không là triệu chứng chủ yếu mà chỉ là triệu chứng thứ yếu: chóng mặt ít hơn, không rõ như trong hội chứng tiền đình ngoại biên. Trong khi đó mất thăng bằng mới là triệu chứng quan trọng nhất.

- Các dấu hiệu khách quan thường là hằng định: rung giật nhãn cầu thường tự phát và đơn thuần: đứng dọc trong tổn thương cuống não, ngang trong tổn thương cầu não và xoay tròn trong tổn thương hành não.

4. Chẩn đoán và phân biệt

Chủ yếu chẩn đoán phân biệt với cảm giác sợ té, cảm giác mất thăng bằng, cảm giác choáng váng do nguyên nhân tâm lý. Dưới danh từ “chóng mặt” bệnh nhân có thể mô tả một số biểu hiện về tâm lý mà chúng ta dễ dàng chẩn đoán phân biệt với rối loạn tiền đình. Để nhận dạng nguyên nhân tâm lý chúng ta cần lưu ý:
- Khi cảm giác bất thường là cảm giác sợ té ngã, bệnh nhân sợ ngã nhưng không bao giờ bệnh nhân bị té ngã cả. Ngược lại, bệnh nhân có tổn thương tiền đình thật sự cũng có cảm giác sợ té ngã và thực tế đã té ngã một hoặc nhiều lần.
- Khi cảm giác bất thường đi kèm với rối loạn tri giác: choáng váng, hoa mắt, xỉu (có thể là nguyên nhân tâm lý)

5. Phân biệt chóng mặt và hoa mắt

Hoa mắt gồm những cảm giác bệnh nhân thường mô tả như đầu óc quay cuồng, xỉu, hay choáng váng, không kết hợp ảo giác vận động (trái ngược với chóng mặt). Những cảm giác này xảy ra trong điều kiện não bị rối loạn cung cấp máu, ví dụ: như kích thích thần kinh X quá mức, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, hạ oxy máu, hạ đường máu và có thể lên đến cực điểm là mất ý thức. Chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn khi phải chẩn đoán phân biệt chóng mặt với cảm giác mất thăng bằng, đứng không vững, cảm giác đầu trống rỗng. Các yếu tố giúp chúng ta nghĩ đến nguyên nhân tâm lý là:

- Xảy ra nơi công cộng, đông người, không bao giờ xảy ra khi chỉ có một mình.

- Không có sự thay đổi gì cả khi làm các động tác xoay đầu.

- Khi làm nghiệm pháp Romberg, xuất hiện ngay lập tức sau khi cho bệnh nhân nhắm mắt hiện tượng chao đảo lắc lư.

Những biểu hiện này thường xảy ra trong tình trng lo lắng, căng thẳng thần kinh hoặc có thể đi kèm với một bệnh tâm thần (loạn thần …)

6. Điều trị

Tùy vào nguyên nhân mà cách điều trị của chúng ta khác nhau. Đối với điều trị triệu chứng chóng mặt, chúng ta có các nhóm sau: Antihistamine, Meclizine (Antivert, Bonine): 25-50mg mỗi 4-6 giờ, Dimenhydrinate: 50mg uống, tiêm, bắp mỗi 4-6 giờ, Anticholinergic, Scopolamine: 0,6mg uống mỗi 4-6 giờ, Sympathomimetic: Amphetamine, Ephedrine.

PHƯƠNG THẢO