Tỷ lệ phụ nữ có chỉ số huyết áp thấp trong thời kỳ mang thai khá là phổ biến. Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng việc mang thai có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Nguyên nhân là do tăng nhu cầu tuần hoàn tại các hệ thống mạch máu trong thời kỳ mang thai và thay đổi hoóc môn khiến cho các mạch máu giãn ra, dẫn tới hạ huyết áp. Huyết áp bắt đầu giảm vào giai đoạn đầu của thai kỳ và thường là ở mức thấp nhất đôi khi ở giữa thai kỳ.

Không có gì đáng ngạc nhiên, phụ nữ có thể gặp các triệu chứng của huyết áp thấp khi mang thai. Những triệu chứng này tương tự như các triệu chứng mà bất cứ ai bị huyết áp thấp có thể cảm thấy. Thông thường nhất, các triệu chứng của huyết áp thấp trong thai kỳ bao gồm chóng mặt và thậm chí ngất xỉu. Choáng váng khi đứng lên đột ngột hoặc thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi. Tuy nhiên những trường hợp này không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng: đột quỵ, đau tim,…  như trong bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết hoặc mất máu nhiều

Mức độ mà huyết áp giảm ở mỗi người là khác nhau, nhưng trong hầu hết các phụ nữ mang thai, huyết áp tâm thu giảm xuống 5 đến 10 mmHg, huyết áp tâm trương có thể giảm đến 15 mmHg trong một thai kỳ bình thường. Huyết áp thấp là khi áp lực lên thành động mạch giảm, biểu hiện này thường kéo dài trong thời gian mang thai và trở về mức ban đầu sau đó.

Phụ nữ mang thai thường bị tụt huyết áp, đặc biệt là sau khi ngủ dậy  

Phụ nữ mang thai, những người đang có các biểu hiện chóng mặt do huyết áp thấp có thể thực hiện các bước để giảm thiểu các triệu chứng và tăng cường an toàn, chẳng hạn như sau:

- Ngồi hoặc nằm xuống nếu cảm thấy mệt.

- Tránh đứng lên quá nhanh từ một tư thế ngồi hoặc nằm.

- Nằm nghiêng bên trái để tăng lưu lượng máu đến tim.

Tài liệu tham khảo:

"Pregnancy and Dizziness". American Pregnancy Association. March 2007.

Cunha, John P. and Jay W. Marks. "Low blood pressure (hypotension)." MedicineNet. October 4, 2010.

Nguyễn Trang