Thiếu máu là bệnh khá phổ biến do nhiều nguyên nhân, đôi khi còn liên quan đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Việc xác định đúng nguyên nhân thiếu máu có ý nghĩa then chốt, quyết định việc điều trị có được triệt để hay không. Bởi vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 5 nhóm nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất hiện nay.
1. Thiếu máu do mất máu
Khi bị chảy máu, một lượng lớn hồng cầu sẽ mất đi. Mất máu có thể diễn ra chậm trong thời gian dài mà không được phát hiện và xử trí, gây ra thiếu máu. Trường hợp này thường là hậu quả của một số nguyên nhân sau:
- Bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, trĩ…
- Sử dụng thuốc gây tổn thương dạ dày như aspirin hoặc ibuprofen
- Kinh nguyệt bất thường: Ra nhiều máu hoặc rong kinh.
- Mất máu trong và sau khi sinh, sảy thai…
- Hiến máu thường xuyên.
2. Thiếu máu do giảm hoặc ngừng sản xuất hồng cầu
Với loại thiếu máu này, cơ thể tạo ra quá ít tế bào máu hoặc các tế bào hoạt động không đúng chức năng và cấu trúc. Nguyên nhân gồm:
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
Là bệnh lý do rối loạn di truyền khiến tế bào hồng cầu có hình lưỡi liềm. Những tế bào này tuổi thọ kém, không mang được đủ oxy đến các mô trong cơ thể, gây thiếu máu. Hơn nữa, chúng còn dễ bị móc nối vào nhau tạo thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ, gây đau đớn cho người bệnh.
Thiếu máu do thiếu sắt
Xảy ra khi cơ thể thiếu khoáng chất sắt – nguyên liệu quan trọng nhất để tổng hợp hemoglobin – phần quan trọng của hồng cầu để mang oxy đến các cơ quan. Đây có thể là kết quả của một số tình trạng gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu chất sắt, nhất là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người ăn chay…
- Phụ nữ đang có thai và cho con bú không được bổ sung sắt đầy đủ theo nhu cầu.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột non gây giảm hấp thu
- Bệnh Crohn (chứng viêm ruột).
- Sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm và đồ uống chứa caffein.
Nguyên nhân thiếu máu phổ biến nhất là do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 và acid folic
Đây là hai vitamin cần thiết để tổng hợp hồng cầu. Một số yếu tố gây thiếu máu do thiếu vitamin có thể là:
- Bệnh Crohn, nhiễm kí sinh trùng đường ruột (giun, sán), phẫu thuật cắt bỏ dạ dày – ruột, nhiễm HIV có thể gây giảm hấp thu vitamin B12.
- Ăn kiêng: Ăn ít hoặc không ăn thịt có thể gây thiếu vitamin B12, ăn quá nhiều hoặc quá ít rau lại gây thiếu acid folat.
- Mang thai, sử dụng một số loại thuốc, lạm dụng rượu, một số bệnh đường ruột…
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung acid folic để ngăn ngừa thai chết lưu hoặc khuyết tật ống thần kinh ở trẻ.
3. Thiếu máu do tủy xương và các vấn đề về tế bào gốc
Tủy xương là cơ quan sản sinh ra hồng cầu từ các tế bào gốc. Nếu tế bào gốc quá ít, bị khuyết tật hoặc được thay thế bằng các tế bào khác như tế bào ung thư di căn, có thể dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu do tủy xương hoặc các vấn đề về tế bào gốc bao gồm:
- Thiếu máu cục bộ xảy ra khi có sự giảm đáng kể về số lượng tế bào gốc hoặc sự mất đi hoàn toàn của các tế bào này. Đây có thể là vấn đề về di truyền, không rõ nguyên nhân hoặc do tủy xương bị tổn thương bởi thuốc, phóng xạ, hóa trị hoặc nhiễm trùng.
- Thiếu máu Thalassemia xảy ra khi tế bào hồng cầu không thể trưởng thành và phát triển tốt. Đây cũng là tình trạng di truyền điển hình ảnh hưởng đến những người thuộc vùng Địa Trung Hải, châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Tình trạng này có thể nhẹ đến đe dọa tính mạng. Mức nghiêm trọng nhất được gọi là Cooley.
- Ngộ độc tủy xương do tiếp xúc với chì, dẫn tới giảm hồng cầu. Ngộ độc chì xảy ra ở người lớn do tính chất công việc, ở trẻ em do ăn chíp sơn hoặc nhiễm bụi chì từ môi trường sống.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây thiếu máu, việc điều trị đúng hướng cũng rất quan trọng, quyết định việc bạn hồi phục nhanh hay chậm. Vì vậy, đừng chần chừ mà hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0971.007.947, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị hiệu quả nhất.
4. Thiếu máu do nguyên nhân khác
Thường xảy ra khi có quá ít lượng hormon cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Một số yếu tố dẫn tới loại thiếu máu này là:
- Bệnh thận
- Các bệnh lý mạn tính khác như ung thư, nhiễm trùng, lupus, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, suy giáp
- Tuổi cao
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị thiếu máu
5. Thiếu máu do tiêu hủy hồng cầu
Khi thành tế bào hồng cầu mỏng, không chịu được áp lực di chuyển trong hệ tuần hoàn, chúng có thể bị vỡ sớm, gây thiếu máu tan máu. Một số trường hợp không rõ căn nguyên, một số có thể do:
- Phát triển sau một số thiếu máu bẩm sinh như thalassemia hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Sau ngộ độc như bị rắn độc hoặc nhện độc cắn, nhiễm trùng, lạm dụng ma túy, ngộ độc thực phẩm.
- Tích lũy chất độc trong cơ thể do bệnh gan hoặc bệnh thận tiến triển.
- Bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh.
- Khối u, bỏng nắng, tăng huyết áp nặng, rối loạn đông máu, tiếp xúc với một số hóa chất, sau khi thay van tim.
- Sưng lá lách khiến hồng cầu bị tiêu hủy nhiều hơn, sớm hơn.
Xác định nguyên nhân thiếu máu là yếu tố then chốt quyết định kết quả điều trị. Vì vậy, nếu thấy mình có dấu hiệu bệnh, bạn nên sớm đi thăm khám ở bệnh viện uy tín. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Quy đầu, Xuyên tiêu. Hai loại thảo dược này giúp đẩy mạnh quá trình tạo máu từ tủy xương, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất, từ đó giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi thiếu máu một cách triệt để.
Ds. Lương Lan
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-basics#3
------------------------------
Thông tin sản phẩm chứa Quy đầu, Xuyên tiêu: