Thực phẩm vốn là “liều thuốc tự nhiên” giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh để chống lại nhiều bệnh tật. Trong bệnh rối loạn tiền đình, bên cạnh các thuốc điều trị, một chế độ ăn uống khoa học chính là chìa khóa giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Vậy rối loạn tiền đình nên ăn gì mới tốt? Hãy cùng tham khảo những thực phẩm bổ dưỡng trong bài viết dưới đây.
Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia
Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh các dưỡng chất thiết yếu hàng ngày, người bệnh rối loạn tiền đình nên tăng cường nhóm thực phẩm có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa trong bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm này, giúp điều chỉnh hoạt động miễn dịch, giảm tình trạng viêm - nhiễm trùng nên sớm cải thiện các triệu chứng bệnh. Dưới đây là những thực phẩm được gợi ý:
Gừng
Đây là loại thực phẩm mà người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn. Một vài lát gừng thêm vào bữa ăn giúp giảm đáng kể triệu chứng chóng mặt, buồn nôn…
Rau củ quả tươi có màu xanh đậm, vàng đỏ
Quả hạch là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn vẫn còn băn khoăn rối loạn tiền đình nên ăn gì, bởi loại quả này giàu chất xơ, vitamin B, C, kẽm… có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giúp cải thiện lưu thông máu ở tai trong và ổn định hoạt động của hệ thống tiền đình hiệu quả. Bạn nên chọn cà chua, quả hạch, cải xoong, súp lơ, chuối, nho, cà rốt, bí ngô, măng tây…
Rau củ, trái cây có màu sắc “sặc sỡ” tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Thực phẩm giàu acid folic
Thiếu hụt acid folic khiến lượng homocystein trong cơ thể tăng lên, làm gia tăng nguy cơ rối loạn tiền đình, nhồi máu cơ tim, đột quỵ do cục máu đông. Nên bổ sung tối thiểu 400mcg acid folic mỗi ngày qua các thực phẩm như: mầm lúa mạch, rau chân vịt, đậu trắng…
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Với người bệnh rối loạn tiền đình, việc bổ sung đa dạng các vitamin là rất quan trọng. Các vitamin bao gồm:
- Vitamin nhóm B (B2, B6): giúp khắc phục các tổn thương thần kinh, giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Những thực phẩm nên bổ sung bao gồm: hải sản, thịt gia cầm, sữa, đậu khô, rau bina, nấm, gan động vật…
- Vitamin C có nhiều trong ớt xanh, đu đủ, các loại trái cây họ cam, chanh.
- Vitamin D từ cá (cá hồi, cá thu, cá trích), trứng, sữa…. giúp cải thiện đáng kể tình trạng xơ cứng màng tai trong bệnh rối loạn tiền đình.
- Magie có nhiều trong các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt hướng dương, hạt mè… giúp khôi phục tổn thương và cải thiện lưu thông máu.
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược cũng đóng vai trò quan trọng giúp điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả hơn. Bạn hãy gọi ngay đến số điện thoại 0971.007.947 để nhận ngay những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia.
Có thể bạn quan tâm:
Hồng Mạch Khang – giải pháp cho người bệnh rối loạn tiền đình
3 món ăn bổ dưỡng cho người bệnh rối loạn tiền đình
Ngoài việc bổ sung cân đối các thực phẩm kể trên, người bệnh rối loạn tiền đình có thể tham khảo 3 món ăn dân gian thơm ngon dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh của mình:
Món ăn |
Nguyên liệu |
Cách chế biến |
Óc heo hấp ngải cứu |
- 1 bộ óc heo - Ngải cứu 200 gram - Vài cọng rau diếp cá |
- Óc heo gỡ bỏ hết các mạch máu lớn, rửa sạch, trần qua nước sôi 2 phút - Lá ngải cứu rửa sạch thái nhỏ - Hấp cách thủy khoảng 40 phút, cho thêm rau diếp cá. |
Sườn non nấu lá đinh lăng |
- Sườn non 300 gram - Lá đinh lăng bánh tẻ 100 gram |
- Lá đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ. - Sườn chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp cùng các gia vị. Hầm sườn chín sau đó cho lá đinh lăng vào canh nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp. |
Canh mộc nhĩ thịt băm |
- Thịt lợn xay nhỏ 200 gram - Mộc nhĩ 15 gram |
- Ngâm mộc nhĩ qua nước nóng, thái chỉ. - Xào qua thịt và mộc nhĩ rồi thêm 600ml nước nấu thành canh trong khoảng 20 phút. |
Bệnh rối loạn tiền đình nên kiêng gì?
Rượu, bia
Rượu và các chất chuyển hóa của nó gây mất nước và gây độc với tế bào não, tai trong vì thế người bệnh thường xuyên gặp các cơn chóng mặt kèm theo buồn nôn và đau nửa đầu.
Bị rối loạn tiền đình nên kiêng rượu bia
Đồ uống nhiều đường
Các loại nước giải khát, nước có ga thường chứa nhiều đường tinh chế, làm tăng oxy hóa tế bào khiến các triệu chứng như ù tai, chóng mặt nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm có hàm lượng natri (muối) cao
Natri trong muối ăn có thể gây giữ nước, cản trở cân bằng nội môi của hệ thống tiền đình, khiến các triệu chứng bệnh xuất hiện thường xuyên hơn. Theo khuyến cáo của FDA người bệnh rối loạn tiền đình nên giảm 2,3 gram natri/ngày để cải thiện bệnh tốt hơn, thay vào đó nên lựa chọn những muối kali để giảm nguy cơ giữ nước. Nên tránh ăn những đồ ăn lên men ngấm muối như: dưa muối, cà muối, thực phẩm đóng hộp…
Cafe
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cafe có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Uống quá nhiều cafe có thể khiến cơ thể bị mất nước và làm trầm trọng thêm triệu chứng ù tai trong bệnh rối loạn tiền đình. Ngoài ra, não bộ thường xuyên bị kích thích gây rối loạn giấc ngủ.
Thực phẩm chế biến sẵn
Những đồ ăn đóng hộp nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, bánh ngọt, thịt hun khói… có xu hướng đẩy nhanh quá trình viêm – là một trong những căn nguyên trong bệnh rối loạn tiền đình, khiến tình trạng bệnh xấu đi.
Thuốc lá
Thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất độc hóa học trong đó Nicotin khiến mạch máu bị co thắt, giảm lưu lượng máu đến hệ thống tiền đình, khiến người bệnh thường xuyên bị choáng váng, chóng mặt, đau đầu.
Những thông tin trong bài viết này đã phần nào giúp bạn giải tỏa nỗi băn khoăn rối loạn tiền đình nên ăn gì. Chắc chắn rằng bằng việc tuân thủ điều trị và ăn uống khoa học, bạn sẽ sớm cải thiện tính trạng bệnh để sống vui khỏe hơn.
Ds. Ngọc An
Nguồn tham khảo:
https://www.vertigotreatment.org/post/vertigo-diet-menieres
https://www.neuroequilibrium.in/diet-to-help-you-with-your-vertigo/