“Tại sao tôi thường cảm thấy chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng khi đứng lên, đặc biệt vào các buổi sáng mỗi khi thức dậy? là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là ở những phụ nữ trẻ và người cao tuổi. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi xin gửi tới quý độc giả câu trả lời của Giáo sư Anthony Komaroff , đại học y khoa Harvard, Hoa Kỳ như sau:

Nguyên nhân bị chóng mặt, choáng váng khi đứng lên

Chóng mặt, choáng váng khi đứng lên thường là biểu hiện của tình trạng huyết áp thấp tư thế. Khi bạn đứng lên, trọng lực sẽ kéo máu xuống, khiến cho máu dồn tới phần dưới của cơ thể nhiều hơn. Lúc này, thụ thể cảm nhận huyết áp trong các động mạch lớn (động mạch cảnh và động mạch chủ) sẽ truyền tín hiệu đến não bộ cho biết huyết áp đã bị giảm. Khi nhận được các tín hiệu này, não bộ sẽ xử lý thông tin, sau đó điều chỉnh tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, đồng thời các mạch máu sẽ co lại để đưa huyết áp về thế cân bằng.

choang vang khi dung len.jpg

Với người bình thường thì cơ chế tự điều hòa huyết áp luôn diễn ra một cách tự nhiên và nhanh chóng, nhưng ở những người mắc bệnh huyết áp thấp tư thế thì không như vậy. Áp lực thành động mạch yếu, trong khi các mạch máu có thể kém đàn hồi, bộ cảm biến trên các động mạch trở nên ít nhạy cảm khiến cho việc truyền tín hiệu kém hiệu quả. Kết quả là lưu lượng máu cung cấp đến não bộ và các cơ quan trong cơ thể bị sụt giảm, biểu hiện ra bên ngoài với các triệu chứng điển hình như chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng khi đứng lên.

TPCN Hồng Mạch Khang được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu não, thiết lập lại cân bằng tại cơ quan điều chỉnh huyết áp, nhờ đó chỉ số huyết áp được nâng cao một cách tự nhiên, cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,.. khi đứng lên. Hãy liên hệ theo số điện thoại 0971.007.947 để nhận được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

Cách để hạn chế chóng mặt, choáng váng khi đứng lên

Dưới đây là một số cách giúp bạn hạn chế choáng váng, chóng mặt do tụt huyết áp khi đứng lên hoặc thay đổi tư thế:

- Nếu bạn đang nằm, trước tiên bạn nên ngồi dậy trong khoảng 2 đến 3 phút, sau đó đưa chân xuống đất và đứng lên từ từ. Điều này đặc biệt quan trọng để tránh bị tụt huyết áp vào buổi sáng khi vừa mới thức dậy (thời điểm dễ bị thiếu máu não và tụt huyết áp tư thế đứng hay xảy ra nhất trong ngày).

- Nếu bạn đang ngồi, trước tiên bạn có thể cử động và uốn cong các đầu ngón chân và bàn chân lại, sau đó chuyển tư thế ngồi xổm và hơi cúi đầu về phía trước nếu bạn chuẩn bị đứng lên. Điều này sẽ làm cho các cơ bắp ở chân siết lại, đẩy máu trở về tim nhanh hơn và tăng nhẹ huyết áp 

- Ngủ gối cao đầu hơn so với bàn chân: Làm như vậy sẽ kích thích thận giải phóng ra một loại hormon làm tăng huyết áp.

- Uống nhiều nước hơn: Mất nước là một trong những nguyên nhân gây tụt huyết áp. Uống nhiều nước sẽ làm tăng lưu lượng tuần hoàn, làm tăng huyết áp.

- Tăng thêm lượng muối vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến chuyên khoa nếu bạn đang mắc các bệnh lý về tim mạch vì điều này sẽ không tốt cho sức khỏe.

- Uống cà phê vào mỗi buổi sáng: Hoạt chất Caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp và giúp bạn tỉnh táo hơn để làm việc.

- Tập thể dục nhiều hơn: Tập thể dục không những giúp cơ thể điều hòa huyết áp tốt hơn mà nâng cao sức khỏe tim mạch của bạn.

- Tránh căng thẳng: Mệt mỏi, căng thẳng tâm lý quá mức hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột (vui, buồn, lo lắng,...) có thể là yếu tố khiến cơ thể bị tụt huyết áp tạm thời, do vậy, hãy nghỉ ngơi thư giãn khi cảm thấy mệt mỏi, tránh làm việc quá sức hoặc thức quá khuya, nên ngủ đủ giấc để tinh thần luôn thoải mái mỗi ngày.

- Mang vớ/tất bó chân: Việc này sẽ làm tăng áp lực xuống phần dưới của cơ thể, tăng lượng máu về tim, não… từ đó làm tăng huyết áp.

- Huyết áp thế tư thế có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị, do vậy nếu trong thời gian sử dụng thuốc bạn gặp phải tình trạng này thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Nhóm tư vấn sức khỏe

Nguồn: www.askdoctork.com