Tim đập nhanh không đơn giản chỉ là một triệu chứng của huyết áp thấp mà còn là dấu hiệu cảnh báo chức năng tim đang quá tải, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến suy tim. Vậy người bệnh huyết áp thấp cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Tìm hiểu ngay tại bài viết sau.

Tại sao tim đập nhanh hơn khi huyết áp thấp?

Ngoài biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, người bệnh huyết áp thấp cũng thường xuyên gặp các triệu chứng như tim đập nhanh, trống ngực, hồi hộp. Tình trạng này có thể được xem là một phản ứng bù trừ của cơ thể để đối phó với huyết áp thấp.

Bởi khi huyết áp giảm, áp lực trong lòng mạch thấp sẽ tác động đến các thụ thể cảm áp nằm ở mạch máu. Các thụ thể này gửi tín hiệu đến não để chỉ huy tim đập nhanh và co bóp mạnh hơn nhằm tăng cường cung cấp đến các cơ quan, đặc biệt là não. Bình thường tim sẽ đập khoảng 60 - 100 nhịp/phút, khi nhịp tim > 100 nhịp/phút sẽ được xem là rối loạn nhịp tim nhanh.

Tim đập nhanh để tăng cung cấp máu khi huyết áp thấp

Tim đập nhanh do huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp làm tăng gánh nặng cho tim, tim buộc phải tăng hoạt động, đập nhanh hơn để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt đến các cơ quan. Bởi vậy mà tình trạng này kéo lâu có thể gây rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, giãn buồng tim,… và hậu quả cuối cùng là suy tim, nhồi máu cơ tim khiến chức năng tim suy yếu. Huyết áp thấp lâu ngày còn ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể gây đột quỵ não, suy thận, giảm ham muốn tình dục,… Do đó, cần phải điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Điều trị huyết áp thấp sớm và đúng cách là chìa khóa để ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0988.946.068 để được tư vấn về giải pháp trị bệnh hiệu quả nhất.

Người bệnh huyết áp thấp cần làm gì để ổn định nhịp tim?

Điều trị tốt bệnh huyết áp thấp, nhanh chóng nâng huyết áp về mức bình thường là cách duy nhất để ổn định nhịp tim, chấm dứt tình trạng tim đập nhanh.

Dùng Hồng Mạch Khang để cải thiện huyết áp thấp

Hồng Mạch Khang là viên uống hỗ trợ điều trị huyết áp thấp được đại đa số người bệnh tin dùng hiện nay. Với thành phần kết hợp 3 vị thảo dược quý là Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, sản phẩm giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn lưu thông máu, cải thiện chức năng các thụ thể cảm áp ở mạch máu, để nâng cao huyết áp và giải quyết nhanh các triệu chứng do huyết áp thấp gây ra.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cũng cho thấy, Hồng Mạch Khang có hiệu quả tốt và an toàn trong điều trị huyết áp thấp. Cụ thể, 96.7% người bệnh sau 2 tháng sử dụng đều có chỉ số huyết áp và nhịp tim duy trì ổn định ở mức an toàn, các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, tim đập nhanh… thuyên giảm rõ rệt. Cùng lắng nghe chia sẻ từ người bị huyết áp thấp đã cải thiện tốt bệnh nhờ viên uống thảo dược này qua video dưới đây:  

Lê Thu Thảo (0912.205.861 - Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm trị huyết áp thấp

Xem thêm: Hồng Mạch Khang - Liệu pháp tự nhiên cho người huyết áp thấp

Thực hiện lối sống khoa học

- Theo dõi và ghi lại chỉ số huyết áp, nhịp tim tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử.

- Tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày, lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga, chạy…

- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu, bia, cà phê, đồ uống chứa chất kích thích dễ làm tăng nhịp tim.

- Tránh căng thẳng tinh thần, tạo tâm lý thoải mái, thư giãn bằng một số kỹ thuật như hít thở sâu, tập thiền.

- Đi ngủ sớm, tránh thức khuya quá 11 giờ, ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày.

- Uống đủ nước 1.5 - 2 lít/ngày, thực hiện chế độ ăn cân đối, tăng cường thực phẩm bổ máu như thịt bò, cá, hải sản, rau lá xanh đậm, trứng,…

- Ăn mặn hơn nếu không có bệnh về tim hoặc thận; ăn các bữa nhỏ.

Huyết áp thấp không khó điều trị, nhưng nếu không chữa sớm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, khi có biểu hiện tim đập nhanh hay bất cứ triệu chứng nào của bệnh, bạn hãy chủ động thăm khám, sử dụng Hồng Mạch Khang hỗ trợ kết hợp cùng lối sống lành mạnh để sớm đẩy lùi huyết áp thấp.

Xem thêm: Điều trị huyết áp thấp bằng đông y và những lợi ích thiết thực mang lại

Hà Anh

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/orthostatic-hypotension/symptoms-causes/syc-20352548