Cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ số người mắc bệnh huyết áp thấp ngày một gia tăng. Tuy đây là một căn bệnh phổ biến và hậu quả của nó có thể rất nguy hiểm, nhưng hầu hết mọi người lại chỉ biết đến với các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… dẫn tới chủ quan, không chú ý đến việc phòng ngừa và điều trị triệt để

1. Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp để đấy máu vào hệ tuần hoàn. Nó được xác định bằng hai chỉ số đó là huyết áp lớn nhất khi tim co bóp để bơm máu (huyết áp tâm thu) và huyết áp nhỏ nhất khi tim nghỉ ngơi giữa hai lần đập (huyết áp tâm trương). Chỉ số huyết áp của một người không cố định, phụ thuộc vào từng thời điểm trong ngày, tư thế, trạng thái tâm sinh lý… nhưng thường dao động trong khoảng 120/80 mmHg. Một người bị huyết áp thấp là khi có chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg và có kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng


Chóng mặt, choáng váng – triệu chứng điển hình của huyết áp thấp

2. Phân loại và nguyên nhân huyết áp thấp

Huyết áp thấp được chia làm 3 thể chính và mỗi loại lại có nguyên nhân khác nhau

- Huyết áp thấp tư thế đứng

Huyết áp thấp tư thế xảy ra khi bạn đứng lên đột ngột, lượng máu lên não không đủ đáp ứng kịp thời. Lúc này, chỉ số huyết áp sẽ giảm xuống thấp trong khoảng vài giây tới vài phút,  hiện tượng xảy ra phổ biến ở những người trung và cao tuổi khi sức khỏe bắt đầu suy yếu. Một dạng khác của huyết áp thấp tư thế đó là huyết áp thấp sau ăn (chỉ số huyết áp bị giảm đột ngột sau khi ăn no)

Mất nước do sốt cao, đổ mồ hôi, tiêu chảy kéo dài, ói mửa,.. là nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ huyết áp tư thế. Khi mang thai hạ huyết áp tư thế cũng có thể xảy ra nhưng thường tự hết sau sinh. Một số nguyên nhân khác bao gồm: thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, bệnh van tim, suy tim, tiểu đường, suy thận, parkinson, tác dụng phụ của thuốc tim mạch...

TPCN Hồng Mạch Khang giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện chỉ số huyết áp, hạn chế xuất hiện tình trạng huyết áp thấp tư thế. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

- Huyết áp thấp do lỗi tín hiệu trung gian thần kinh

Đây là một rối loạn của hệ thần kinh thường gặp ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do sự nhầm lẫn các tín hiệu thần kinh giữa tim và não bắt nguồn từ trạng thái tâm lý căng thẳng, sợ hãi… xảy ra trước đó. Khi đứng lâu, máu dồn xuống phần dưới của cơ thể nhiều hơn làm tăng áp lực ở khu vực này, tuy nhiên các dây thần kinh trong tâm thất trái của tim lại tạo ra tín hiệu khiến não nhầm tưởng huyết áp cao. Do đó não sẽ làm giảm nhịp tim dẫn đến huyết áp giảm nhiều hơn.

- Huyết áp thấp nghiêm trọng dẫn tới sốc

Khi huyết áp xuống quá thấp, các cơ quan như não, tim, thận… bị thiếu hụt lượng máu và oxy nghiêm trọng. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện một trạng thái được gọi là sốc, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hạ huyết áp nghiêm trọng dẫn tới sốc thường bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý như một chấn thương nghiêm trọng làm mất máu nhiều, tiêu chảy nặng, phản ứng dị ứng với thuốc hay thực phẩm, nhiễm khuẩn nặng, ngộ độc, suy gan, suy thận,...

3. Triệu chứng của huyết áp thấp

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của huyết áp thấp bao gồm:

-  Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, xay xẩm mặt mày, ngất xỉu

- Đau đầu kéo dài, khó chịu, hay buồn ngủ nhưng lại khó ngủ về đêm

-  Mắt mờ

-  Nôn, buồn nôn

-  Giảm khả năng tập trung, hay quên

-  Da xanh, chân tay lạnh, người mệt mỏi.

- Suy giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ

-  Mạch nhanh, thở nông.

Biến chứng nguy hiểm do huyết áp thấp gây ra:

- Suy giảm trí nhớ, đột quỵ do các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng máu, oxy đầy đủ, chúng chết đi và khó hồi phục trở lại.

- Suy tim, suy thận: Huyết áp thấp làm giảm lưu lượng máu đến mọi cơ quan, làm ảnh hưởng chung đến toàn bộ các chức năng của cơ thể, tim phải làm việc nhiều hơn, thận không thể thanh lọc và đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể, nguy cơ suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim là rất cao.

4. Chẩn đoán huyết áp thấp

Để chẩn đoán huyết áp thấp các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng và chỉ số huyết áp của bệnh nhân. Ngoài ra thì một số các xét nghiệm khác cũng có thể được chỉ định để xác định nguyên nhân như xét nghiệm máu, điện tâm đồ, siêu âm tim, thử nghiệm căng thẳng, ...

5. Điều trị huyết áp thấp

Đôi khi dấu hiệu huyết áp thấp thoáng qua khiến người bệnh chủ quan không chú ý điều trị, tuy nhiên nếu để lâu nó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó lường về sức khỏe. Do đó, ngoài điều trị giảm triệu chứng thì mục tiêu cần đạt được là làm sao để nâng cao chỉ số huyết áp bền vững.

Điều trị huyết áp thấp bằng thuốc

Thuốc sẽ rất hữu ích trong trường hợp biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị tụt huyết áp thường xuyên mà không rõ lý do, hơn nữa các thuốc điều trị hiện nay chỉ có tác dụng nâng cao chỉ số huyết áp và cải thiện các triệu chứng tạm thời, sau khi dừng thuốc các triệu chứng lại xuất hiện trở lại.

Điều trị huyết áp thấp không dùng thuốc

Bạn nên học cách nhận biết và xử lý khi gặp các triệu chứng của huyết áp trước khi bị ngất xỉu. Ngay khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, bạn nên ngồi xuống, đưa đầu vào giữa hai đầu gối, hoặc nằm gác chân lên cao hơn mức tim của mình.

Bước tiếp theo, bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý:

- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và các tình huống có thể gây sợ hãi, căng thẳng tâm lý

- Ăn mặn hơn một chút, nhưng không nên dùng quá nhiều muối trong trường hợp đang có bệnh lý tim mạch khác.

- Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước chứa Natri và kali để làm tăng thể tích máu

- Tránh đứng lâu trong thời gian dài, nên vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế liên tục một cách từ từ, tránh đột ngột, không vắt chéo chân khi ngồi

- Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá

- Sử dụng tất (vớ) y khoa để tăng áp lực ở chân giúp máu phân bố đều hơn đến các phần khác của cơ thể.

-  Ăn đủ bữa, đủ chất nhưng không ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ ra.

- Luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao khả năng tự điều hòa huyết áp của cơ thể.

- Sử dụng thảo dược thiên nhiên: Một số thảo dược như Đương Quy, Ích Trí Nhân, Xuyên tiêu,... được coi là những vị thuốc hữu hiệu cho người bệnh huyết áp thấp. Ngoài tác dụng làm bổ máu, cải thiện chất lượng máu, chúng còn giúp tăng cường tuần hoàn và chức năng của các cơ quan tim, thận, tiêu hóa, đặc biệt là cân bằng lại hệ thống điều hòa huyết áp, nhờ đó huyết áp được nâng cao một cách tự nhiên và bền vững.

DS.Cao Ngọc Hải

Tham khảo:

www.nhlbi.nih.gov

www.mayoclinic.org

www.heart.org

---------------------------------------------------------------------------

TPCN Hồng Mạch Khang được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên Tiêu. Sản phẩm là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp