Truyền nước giúp bổ sung một lượng dịch lớn cho cơ thể nên sẽ làm tăng huyết áp nhanh chóng, đây là tín hiệu tốt cho những người đang bị tụt huyết áp. Tuy nhiên, khi bị tụt huyết áp có nên truyền nước không? Việc tự ý truyền nước sẽ gây ra biến chứng gì? Hãy để chuyên gia giải đáp ngay sau đây.  

Truyền nước có tác dụng gì?

Truyền nước hay truyền dịch là kỹ thuật đưa trực tiếp các chất có lợi vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Tùy vào thành phần của dịch truyền mà tác dụng mang lại cũng khác nhau, trong đó phổ biến là các loại dịch truyền sau:

- Dịch truyền NaCl 0.9%, Ringer lactate, Natri bicarbonat 1.4%... để bổ sung nước và điện giải khi người bệnh bị mất máu, mất nước do tiêu chảy, ngộ độc, nôn ói…

- Dịch truyền glucose, chất đạm, vitamin… để cung cấp dinh dưỡng khi bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, không ăn uống được.

- Dịch truyền chứa kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… nhằm mục đích điều trị bệnh.

- Dịch truyền albumin, huyết tương, dextran… sử dụng trong trường hợp cần bù nhanh dịch tuần hoàn cho cơ thể.

Truyền nước cần thực hiện bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm

Khi bị tụt huyết áp có nên truyền nước không?

Quan niệm nên truyền nước khi bị tụt huyết áp để mau hồi lại sức chỉ đúng cho một số trường hợp nhất định. Sỡ dĩ như vậy là vì truyền nước giúp đưa vào cơ thể một lượng dịch lớn, nhờ đó làm tăng thể tích máu tuần hoàn và nâng huyết áp lên. Bởi vậy, chỉ những người bị tụt huyết áp do mất nước (tiêu chảy, nôn ói, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều) hoặc mất máu (chấn thương, phẫu thuật, xuất huyết) mà người bệnh không còn khả năng ăn uống thì mới cần truyền nước để bù lại phần dịch tuần hoàn đã bị mất. Còn những trường hợp tụt huyết áp do nguyên nhân khác thì không nên truyền nước. Hơn nữa, truyền nước cũng chỉ giúp cải thiện huyết áp tạm thời, không có ý nghĩa điều trị lâu dài.

Tự ý truyền nước khi bị tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Truyền dịch cần thực hiện tại cơ sở y tế có đủ trang thiết bị, do bác sỹ trực tiếp chỉ định và giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người đã tự ý truyền nước tại nhà mỗi khi bị tụt huyết áp hoặc cảm thấy cơ thể mệt mỏi, điều này có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng như:

- Rối loạn chỉ số điện giải trong máu gây mệt mỏi, nhịp tim bất thường, nôn nao, khó chịu.

- Bổ sung thừa nước gây ứ dịch trong cơ thể, phù toàn thân, phù tim, phù phổi cấp, tràn dịch màng phổi, tăng huyết áp quá mức…

- Sốc phản vệ (phản ứng dị ứng cấp tính đe dọa đến tính mạng với các biểu hiện như trụy mạch, nhịp tim nhanh, suy tuần hoàn, phù nề thanh quản…)

- Nhiễm trùng huyết do không đảm bảo vô trùng trong quá trình truyền dịch.

Không tự ý truyền nước khi tụt huyết áp vì dễ xảy ra tai biến nguy hiểm

Truyền nước không phải là phương pháp điều trị khi bị tụt huyết áp, để biết thêm thông tin về cách xử trí và khắc phục tình trạng này, bạn hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0988.946.068, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết giúp bạn.

Vậy cần làm gì khi bị tụt huyết áp?

- Tụt huyết áp có thể là dấu hiệu của một bệnh lý về tim mạch, nội tiết, thần kinh…, bởi vậy nếu thấy tình trạng này lặp lại nhiều lần, bạn cần đi khám để biết rõ nguyên nhân và điều trị đúng hướng. Bên cạnh đó, một vài thay đổi nhỏ trong lối sống sau đây có thể giúp bạn ổn định lại huyết áp và ngăn ngừa tụt huyết áp hiệu quả hơn:

- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, nhất là khi lao động ngoài nắng, tập thể dục, sốt, tiêu chảy… để tránh mất nước làm tụt huyết áp. Mỗi ngày nên uống tối thiểu 1.5 - 2 lít nước (khoảng 8 - 10 cốc).

- Hạn chế các loại đồ uống khiến cơ thể mất nước như rượu, bia, đồ uống chứa cồn.

- Tránh đứng dậy đột ngột khi đang ngồi hoặc nằm vì dễ gây hiện tượng hạ huyết áp tư thế.

- Không nên đứng hoặc ngồi lâu ở một vị trí, không vắt chéo chân khi ngồi, không tắm nước nóng lâu.

- Ăn mặn hơn nếu nguyên nhân gây tụt huyết áp không liên quan đến bệnh tim hoặc bệnh thận, tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng như các loại rau lá xanh đậm, thịt đỏ, cá biển, bí đỏ, đậu đỗ…

- Chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, không ăn quá no nhưng tăng số bữa ăn lên, tránh vận động khi vừa ăn xong để tránh bị hạ huyết áp sau ăn.

- Tạo thói quen sống khoa học để nâng cao sức khỏe, chẳng hạn như tập thể dục hằng ngày, ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn.  

Ngoài ra, nghiên cứu tại khoa Đông y, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn cho thấy, sử dụng viên uống Hồng Mạch Khang là một giải pháp an toàn, hữu hiệu, giúp ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp, cải thiện mức huyết áp và làm giảm rõ rệt triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt cho người bị huyết áp thấp, tụt huyết áp, hiệu quả lên đến 96.7% chỉ sau 60 ngày điều trị.

Tác dụng này có được là nhờ các thành phần thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân trong sản phẩm có khả năng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, cải thiện tính nhạy bén của thụ thể cảm áp ở mạch máu, kích thích cơ thể tạo máu và thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu tốt. Chính vì vậy, cùng với thay đổi lối sống, bạn nên kết hợp sử dụng Hồng Mạch Khang 4 viên/ngày trong 3 tháng để điều trị tụt huyết áp hiệu quả hơn. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một số người bệnh đã áp dụng thành công giải pháp này trong các video sau:

Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thanh Hương (Đông Anh, Hà Nội - 0978213466)

Bí quyết giúp chị Lan (Bình Chánh, HCM) chấm dứt tình trạng tụt huyết áp

Xem thêm:

Lợi ích của Hồng Mạch Khang với bệnh huyết áp thấp, tụt huyết áp

Tổng hợp bí quyết trị huyết áp thấp, tụt huyết áp hiệu quả tại nhà

“Tụt huyết áp có nên truyền nước không?”, qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã có được câu trả lời xác đáng nhất. Tụt huyết áp có thể chỉ xuất hiện thoáng qua trong vài phút nhưng nếu không khắc phục sớm sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, do đó hãy quan tâm thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện ra tình trạng này.   

Dược sĩ Hồ Hà

Khoa Dược - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh huyết áp thấp, thiếu máu não

 

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/intravenous-medication-administration-what-to-know#side-effects