Theo nhiều nghiên cứu, ngoài hạ mỡ máu, ổn định đường huyết thì giảo cổ lam còn có tác dụng hạ huyết áp. Vậy người bệnh huyết áp thấp có uống được giảo cổ lam không? Khi dùng có làm tụt huyết áp quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Lắng nghe giải đáp của chuyên gia trong bài viết này.

Huyết áp thấp có uống được giảo cổ lam không?

Giảo cổ lam còn được gọi là cây dền toòng, cổ yếm, là vị thuốc y học cổ truyền có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, trong đó, đáng chú ý là tác dụng hạ huyết áp.

Nghiên cứu tại Trung tâm Y tế thuộc Đại học Vanderbilt (Hoa Kỳ) cho thấy, giảo cổ lam có khả năng kích thích sản sinh oxit nitric (NO), chất này có tác dụng giãn mạch, từ đó làm giảm huyết áp. Khi theo dõi 225 bệnh nhân huyết áp cao được chia đều thành 3 nhóm, sử dụng giảo cổ lam, nhân sâm và thuốc tây, thì trong đó 83% bệnh nhân ở nhóm giảo cổ lam đã giảm rõ rệt chỉ số huyết áp, tỷ lệ này lần lượt là 46% ở nhóm nhân sâm và 93% ở nhóm thuốc tây.

Với tác dụng hạ huyết áp như vậy thì người bệnh huyết áp thấp có uống được giảo cổ lam không? Theo các nhà khoa học, người bị huyết áp thấp vẫn có thể dùng được giảo cổ lam nhưng với liều lượng thấp và không sử dụng quá thường xuyên vì giảo cổ lam cũng giúp điều hòa bình ổn huyết áp.

 Huyết áp thấp có uống được giảo cổ lam không?

Huyết áp thấp có uống được giảo cổ lam không?

Bạn lo lắng không biết huyết áp thấp phải uống gì để ổn định huyết áp hiệu quả và đảm bảo an toàn nhất? Hãy gọi điện hoặc liên hệ qua zalo số: 0988.946.068 để được hướng dẫn cách sử dụng và tư vấn giải pháp điều trị bệnh tối ưu.

Người bệnh huyết áp thấp nên sử dụng giảo cổ lam thế nào cho an toàn?

Khi đã biết rõ huyết áp thấp có uống được giảo cổ lam không, bạn cũng cần nắm rõ cách sử dụng để đảm bảo an toàn. Bạn có thể đun sắc dược liệu hoặc hãm trà giảo cổ lam để uống như sau:  

- Sắc 50 – 70g giảo cổ lam khô với 2 lít nước, có thể thêm vài lát gừng và uống như nước lọc.

- Hãm 3 – 5g trà túi lọc giảo cổ lam với 1 lít nước đun sôi, có thể thêm vài lát gừng và uống như nước lọc.

Bạn cũng cần lưu ý không nên uống trà giảo cổ lam thường xuyên hoặc sử dụng liều cao vì có thể gặp những tác dụng không mong muốn sau:

- Tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt

- Hạ đường huyết quá mức

- Dễ bị chảy máu, khó cầm máu

- Cảm giác khó chịu, buồn nôn, bụng cồn cào

- Nhịp tim nhanh, thở nhanh, mệt mỏi, đổ mồ hôi, chóng mặt, đau họng…

Sử dụng Giảo cổ lam thường xuyên có thể làm hạ đường huyết

Sử dụng Giảo cổ lam thường xuyên có thể làm hạ đường huyết

Người bệnh huyết áp thấp nên uống gì để ổn định huyết áp hiệu quả và an toàn?

Có thể thấy rằng, giảo cổ lam mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng lại gây hạ huyết áp khi sử dụng thường xuyên. Hơn nữa, việc tự đun sắc trà giảo cổ lam để uống cũng không đảm bảo an toàn do lẫn tạp chất và khó chia liều chính xác.      

Chính vì vậy, để chữa huyết áp thấp, cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ… an toàn, hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tìm đến những sản phẩm phối hợp nhiều loại thảo dược có tác dụng nâng huyết áp đã được bào chế thành dạng viên uống chia liều chính xác và được kiểm chứng hiệu quả, tính an toàn trên người bệnh như Hồng Mạch Khang.

Các thành phần Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu trong viên uống thảo dược này đều có hoạt tính bổ máu, tăng cường tuần hoàn, đặc biệt là làm tăng huyết áp tự nhiên và điều hòa huyết áp ổn định mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Cụ thể, kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 đã ghi nhận: 96.7% người bệnh huyết áp thấp sau 60 ngày dùng Hồng Mạch Khang khẳng định sản phẩm có hiệu quả tốt, các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng ngất, mệt mỏi, mất ngủ thuyên giảm rõ rệt, chỉ số huyết áp nâng cao ổn định và không bị tái phát bệnh khi ngừng sử dụng. Mặt khác họ cũng không thấy bất kỳ tác dụng phụ nào.

Bạn có thể lắng nghe cảm nhận từ một số người bệnh huyết áp thấp về lợi ích thực sự của Hồng Mạch Khang trong video sau:

 

Chữa huyết áp thấp đơn giản nhờ có Hồng Mạch Khang

Xem thêm:

Hồng Mạch Khang và lợi ích vượt trội với người bệnh huyết áp thấp

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị huyết áp thấp tại nhà bằng thảo dược

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã tháo gỡ được băn khoăn “Huyết áp thấp có uống được giảo cổ lam không”. Thực tế, tác dụng của giảo cổ lam với bệnh huyết áp thấp vẫn cần được nghiên cứu sâu hơn nữa, do đó, lời khuyên dành cho bạn là không nên tự ý sử dụng thảo dược này thường xuyên và nên lựa chọn những giải pháp điều trị đã được kiểm chứng để mang lại hiệu quả tốt cũng như đảm bảo an toàn.      

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo: verywellhealth.com