Bạn đã biết khi bị hoa mắt, chóng mặt uống thuốc gì để loại bỏ nhanh triệu chứng khó chịu này chưa? Tìm hiểu ngay những thuốc điều trị chóng mặt thường dùng, lưu ý khi sử dụng cùng cách chữa chóng mặt hiệu quả bằng thảo dược trong bài viết sau.

Hoa mắt, chóng mặt là bệnh gì?

Chóng mặt uống thuốc gì phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bởi vậy, việc xác định chính xác nguyên nhân gây triệu chứng chóng mặt là rất quan trọng để lựa chọn đúng thuốc điều trị.

Hoa mắt, chóng mặt thường liên quan đến một số tình trạng bệnh lý sau:

Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não

Huyết áp thấp, tụt huyết áp

- Thiếu máu

- Rối loạn tiền đình

- Chóng mặt do bệnh tại não như đột quỵ, chấn thương đầu, viêm màng não, u não, u dây thần kinh, đau nửa đầu…

- Chóng mặt do bệnh ở tai trong như viêm tai trong, viêm mê cung, bệnh Meniere…

- Giảm thể tích tuần hoàn do mất máu, mất nước.

- Chóng mặt do một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh…

Chóng mặt uống thuốc gì sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể

Chóng mặt uống thuốc gì sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể

Nếu bạn thường xuyên bị làm phiền bởi tình trạng chóng mặt, choáng váng đầu óc, đừng chủ quan, hãy liên hệ tới số điện thoại/zalo: 0988.946.068 để được tư vấn trực tiếp về bệnh và cách khắc phục.

Hotline Hồng Mạch Khang 0988946068

Chóng mặt uống thuốc gì?

Dưới đây là các thuốc điều trị chóng mặt thường dùng: 

Thuốc giảm triệu chứng chóng mặt

Để cắt nhanh cơn chóng mặt, bác sỹ có thể kê đơn một số loại thuốc gồm thuốc kháng histamin, thuốc kháng cholinergic, thuốc trợ tiền đình như cinnarizine, promethazine, meclizin, diphenhydramin, betahistine…

Những thuốc này hoạt động bằng cách ức chế các chất trung gian gây kích thích tiền đình như acetylcholine, histamin hoặc cải thiện chức năng tiền đình.

Ngoài ra, nếu người bệnh có các triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, lo âu…, một số thuốc sau có thể được chỉ định:

- Thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol, aspirine,…

- Thuốc chống nôn như scopolamin, metoclopramide,…

- Thuốc an thần như diazepam để cải thiện giấc ngủ, giảm lo âu cho người bệnh.

Thuốc điều trị triệu chứng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng tác dụng chỉ tạm thời trong một thời gian ngắn, do đó, không nên dùng thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày.   

 

Chia sẻ cách trị hết chóng mặt do huyết áp thấp

Chóng mặt uống thuốc gì? – Cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ

Thuốc điều trị nguyên nhân

Những thuốc này được chỉ định dựa trên nguyên nhân cụ thể gây chóng mặt, chẳng hạn như: 

- Thuốc bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12,… để điều trị thiếu máu do thiếu dinh dưỡng.

- Thuốc điều trị huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp như midodrine, ephedrine, heptamyl, fludrocortisone… để nâng huyết áp trong trường hợp nặng.

- Thuốc chống viêm, kháng sinh nếu chóng mặt do nhiễm khuẩn, nhất là khi bị nhiễm trùng ở tai trong.

- Thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não như piracetam, cianrizin, flunarizine, cerebrolysin, nimodipin…

- Thuốc điều trị bệnh tim như glycosid cường tim, thuốc giãn mạch… trong trường hợp chóng mặt xuất phát từ một bệnh về tim.

Thuốc và thảo dược tăng cường tuần hoàn máu não

Đa số trường hợp chóng mặt thường liên quan đến tình trạng giảm lưu lượng máu lên não, bởi vậy, sử dụng các thuốc hoặc sản phẩm thảo dược có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não cũng là một giải pháp hiệu quả giúp cải thiện nhanh triệu chứng chóng mặt.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược, đặc biệt là có chứa Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân… với khả năng hoạt huyết, thúc đẩy lưu thông máu mạnh mẽ, bổ máu, cải thiện lượng máu trong cơ thể.

Một sản phẩm nổi bật được rất nhiều người sử dụng đánh giá tốt hiện nay đó là viên uống Hồng Mạch Khang. Sản phẩm giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt, choáng váng do nhiều nguyên nhân như thiếu máu não, huyết áp thấp, thiếu máu, rối loạn tiền đình…

Nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cho thấy, sau 60 ngày dùng Hồng Mạch Khang, các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi… giảm rõ rệt mà không có bất cứ tác dụng phụ gì.

Bạn có thể lắng nghe bác Hồi (Vân Du, Ân Thi, Hưng Yên) chia sẻ kinh nghiệm trị dứt chứng chóng mặt do huyết áp thấp nhờ sản phẩm này tại video sau: 

Chia sẻ cách trị hết chóng mặt do huyết áp thấp

Xem thêm:

Hồng Mạch Khang có tốt không? – Những đánh giá khách quan nhất

Những lời khuyên khi sử dụng thuốc điều trị chóng mặt

Nếu bị chóng mặt nhẹ và chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra thì đầu tiên bạn nên xem lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hằng ngày đã điều độ chưa và hiện tại có đang dùng thuốc gì không để điều chỉnh hợp lý hơn.

Nếu cơn chóng mặt xuất hiện thường xuyên và nặng dần thì hãy đi khám sớm để được điều trị và dùng thuốc phù hợp. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị chóng mặt, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ về liều lượng, thời gian, không tự ý mua thuốc về uống.

Bên cạnh đó, những lời khuyên sau sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhanh hơn:

- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, cà phê, trà đặc, thuốc lá, chất kích thích…

- Không nên thức khuya, cố gắng đi ngủ sớm và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.

- Uống đủ nước từ 1.5 – 2 lít/ngày, điều này rất quan trọng trong ngăn ngừa cơn chóng mặt.

- Ăn đủ chất, chú trọng những thực phẩm bổ máu, rau xanh, trái cây tươi, hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, muối, chất béo bào hòa.

- Không nên làm việc quá căng thẳng, cố gắng để tinh thần thoải mái, thư giãn.

- Tập thể dục mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là tuần hoàn máu não.

Hy vọng qua thông tin trên, bạn đã biết chóng mặt uống thuốc gì để sử dụng đúng thuốc. Tuy nhiên, dù trong bất cứ trường hợp nào, điều quan trọng là bạn cần phải thăm khám để biết nguyên nhân gây chóng mặt là gì và dùng thuốc phù hợp.

Xem thêm:

Chia sẻ kinh nghiệm trị hết chóng mặt, hoa mắt nhờ thảo dược

Dược sỹ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/diagnosis-treatment/drc-20371792