Ngày nay, số lượng người mắc chứng rối loạn tiền đình đang ở mức đáng báo động, chỉ tính riêng tại Mỹ đã có hơn 69 triệu trường hợp. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đều chưa nhận thức đúng mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, dẫn đến chậm trễ trong phát hiện và điều trị. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn làm tỏ vấn đề “Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?” cũng như đưa ra giải pháp tối ưu để ngăn chặn những tai biến có thể xảy ra.  

Rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn tiền đình là chứng bệnh mạn tính, các triệu chứng bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khiến cuộc sống của người bệnh trở nên vô cùng mệt mỏi, chán nản. Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của một số bệnh lý khác như huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não, làm chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến những hậu quả như:

- Nguy cơ gặp tai nạn, chấn thương nghiêm trọng: Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, tầm nhìn xáo trộn… xuất hiện đột ngột khiến người bệnh dễ bị té, ngã, tai nạn khi đang tham gia giao thông, vận hành máy móc, làm việc trên cao… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bệnh rối loạn tiền đình dễ gặp phải tai nạn nghiêm trọng

- Giảm năng suất công việc, học tập: Cơ thể luôn mệt mỏi kèm những cơn đau đầu kéo dài làm giảm khả năng tập trung, chú ý và hứng thú trong mọi việc, hiệu suất công việc và kết quả học tập cũng vì vậy mà sụt giảm.

- Tổn thương thính giác: Không chỉ là cảm giác ù tai, nhạy cảm với tiếng ồn, trong trường hợp nghiêm trọng rối loạn tiền đình có thể gây mất thính lực, điếc.

- Rối loạn tâm lý: Những người mắc chứng rối loạn tiền đình thường có cảm xúc thay đổi, buồn, vui, nóng giận thất thường, họ hay lo sợ, phiền muộn, hoảng loạn, mất tự chủ hoặc cảm thấy mình bị cô lập.

Giải pháp điều trị giúp đẩy lùi và ngăn chặn tai biến của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình đa phần đều có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu những yếu tố gây bệnh như huyết áp thấp, thiếu máu, thiểu năng tuần hoãn não, viêm nhiễm trùng tai trong, mất ngủ, stress tâm lý… được điều trị tốt. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tái phát trở lại do nhiều người không đảm bảo được chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc khoa học. Do vậy, trong điều trị rối loạn tiền đình cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp bao gồm:

Sử dụng thuốc tây y:

Thuốc tây y vẫn là chỉ định đầu tay trong điều trị bệnh để giảm nhanh các triệu chứng và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Trong đó thường dùng nhất là các nhóm thuốc sau:

- Thuốc tăng tuần hoàn não, thuốc kháng histamin, kháng cholinergic, thuốc chống nôn giúp cắt nhanh cơn hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, buồn nôn…

- Thuốc an thần, giảm đau khi mất ngủ, đau đầu kéo dài.

- Thuốc chống viêm, kháng sinh nếu có viêm nhiễm trùng tai.

Tuy nhiên, như bất kỳ một thuốc hóa dược khác, nếu dùng trong thời gian dài có thể kèm theo nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Hơn nữa, giải pháp này cũng chỉ mang tính tạm thời, không thể khắc phục triệt để căn nguyên gây bệnh. 

Thảo dược tự nhiên giúp bổ máu, tăng tuần hoàn:

Về lâu dài, việc điều trị rối loạn tiền đình muốn duy trì hiệu quả bền vững, ngừa tái phát và hạn chế được tối đa tác dụng phụ của thuốc tây, người bệnh nên phối hợp thêm những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang. Nhờ khả năng kích thích tủy xương tạo máu, cải thiện chất lượng và thể tích máu của thành phần Đương quy, khi cộng hưởng cùng tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu não, bảo vệ thần kinh của Ích trí nhân, Xuyên tiêu, có trong Hồng Mạch Khang sẽ giúp người bệnh giảm nhanh tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi…, đồng thời hỗ trợ giải quyết tận gốc căn nguyên gây rối loạn tiền đình, đó là chứng huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu.

Chính vì những lợi ích thiết thực trên, đã có rất nhiều người bị rối loạn tiền đình tin tưởng, lựa chọn sử dụng sản phẩm này và đều có đáp ứng tích cực. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của chị Lan (ấp 3, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP HCM – ĐT: 0898.904.631) – một trong những trường hợp tiêu biểu qua video dưới đây:

Câu chuyện chữa trị rối loạn tiền đình của chị Lan

Xem thêm: Hồng Mạch Khang và những lợi ích dành cho người bệnh rối loạn tiền đình

Những lưu ý trong lối sống của người bệnh rối loạn tiền đình:

Hiện nay đứng trước áp lực công việc, học tập, lối sống thiếu khoa học mà tỷ lệ người trẻ tuổi mắc rối loạn tiền đình ngày càng gia tăng. Để phòng ngừa và đẩy lùi chứng bệnh này, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, bạn nên:

- Uống nhiều nước từ 1.5 – 2 lít mỗi ngày nhằm tăng cường lưu lượng tuần hoàn.

- Tránh những thực phẩm chứa nhiều muối, đường như bánh kẹo ngọt, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh…; thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm để bổ sung vitamin nhóm B, C, D tốt cho hệ thần kinh.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước tăng lực hay bất kỳ một chất kích thích thần kinh nào khác.

- Tránh việc di chuyển, đi lại nhiều bằng ô tô, máy bay; không nên đọc sách, xem điện thoại khi đang ngồi trên những phương tiện này.

- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu, ngoài ra các bài tập vật lý trị liệu với đốt sống cổ, mát xa vùng đầu, trán, thái dương… cũng được áp dụng nhưng cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể sau mỗi khoảng thời gian làm việc căng thẳng, tránh ngồi lâu tại một chỗ.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc một phần quan trọng vào chính người bệnh, nếu hiểu rõ về bệnh, tuân thủ đúng phác đồ điều trị kết hợp với những điều chỉnh hợp lý trong lối sống hằng ngày, bạn hoàn toàn có thể làm chủ sức khỏe chính mình. Nếu cần hỗ trợ thêm bất cứ vấn đề gì liên quan đến căn bệnh này, bạn hãy liên hệ chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Chế độ ăn uống tối ưu dành cho người bệnh rối loạn tiền đình

Ds. Hà Thư

Nguồn tham khảo:

https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder

https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder/treatment