Huyết áp thấp là căn bệnh không còn xa lạ với nhiều người, nhưng xung quanh việc chẩn đoán hay chữa trị bệnh, sẽ còn rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Với những lời giải đáp của các chuyên gia dưới đây, hi vọng sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và tìm ra được câu trả lời cho chính sức khỏe của bản thân mình.
1. Như thế nào được coi là huyết áp thấp?
Huyết áp thấp được đánh giá chẩn đoán dựa trên 2 tiêu chí:
- Có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, đầu óc quay cuồng, đau đầu, mệt mỏi, bủn rủn chân tay, buồn nôn, da xanh tái…
- Chỉ số huyết áp ≤ 90/60mmHg
Nếu bạn có cả hai điều kiện trên, hoặc huyết áp bình thường dưới mức 120/80 mmHg nhưng có các triệu chứng bệnh thì đều được coi là huyết áp thấp và phải điều trị.
2. Hay bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng có phải do huyết áp thấp không?
Rất nhiều người nhầm tưởng rằng choáng ngất, hoa mày chóng mặt là do bệnh huyết áp thấp gây ra mà không biết rằng đây còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh khác như cao huyết áp (lên máu), tụt đường huyết, rối loạn tiền đình, thiếu máu não…
Bởi vậy, để khẳng định chính xác các triệu chứng trên là do huyết áp thấp hay không, bạn vẫn cần đo để xác định chỉ số áp huyết ở nhiều thời điểm trong ngày để kết luận bệnh.
3. Tại sao triệu chứng huyết áp thấp thường xuất hiện lúc nửa đêm và sáng sớm?
Theo đúng chu kỳ, huyết áp của một người thường sẽ dao động vào từng thời điểm khác nhau trong ngày. Huyết áp sẽ tăng dần lên khi bắt đầu buổi sáng, sau đó tăng dần lên và tăng cao nhất vào trưa, chiều. Sau đó, đến buổi tối huyết áp lại giảm thấp xuống và đạt thấp nhất vào nửa đêm đến sáng. Đó là lý do vì sao nhiều người lại bị tụt huyết áp vào những thời điểm này.
Bên cạnh đó, cơ chế tự điều hòa huyết áp của cơ thể diễn ra kém hiệu quả, lưu lượng máu lên não không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động sau khi bạn ngồi dậy, cũng chính là nguyên nhân gây hạ huyết áp vào sáng sớm ở những người bị huyết áp thấp qua trung gian thần kinh.
Nhiều người dễ bị hạ huyết áp khi thức dậy
4. Đứng lên, ngồi xuống bị choáng váng có phải là do bệnh huyết áp thấp không?
Hiện tượng tối sầm mặt mũi, quay cuồng, thậm chí là choáng váng đến té xỉu mỗi khi ngồi xuống đứng lên, hoặc khi đột ngột thay đổi tư thế là dấu hiệu đặc trưng của huyết áp thấp tư thế. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn hơn, bạn nên kiểm tra huyết áp ở 3 tư thế: đứng, ngồi, nằm. Lấy chỉ số huyết áp trung bình và xem mức chênh lệch huyết áp giữa các tư thế lớn hay nhỏ. Với người bình thường, huyết áp giữa các tư thế có thể chênh nhau đến 8mmHg, nhưng nếu nhiều hơn, rất có thể bạn gặp phải chứng huyết áp thấp tư thế đứng.
5. Vì sao bị huyết áp thấp mà uống thuốc tây nhiều không khỏi hẳn?
Y học hiện đại chứng minh, cơ thể điều hòa huyết áp thông qua hệ thần kinh thể dịch. Những thụ thể cảm áp trên thành động mạch gửi tín hiệu về não để điều chỉnh huyết áp tăng hoặc giảm tùy theo thực trạng của cơ thể. Ở người bị huyết áp thấp, độ nhạy cảm của các thụ thể này rất kém khiến các phản ứng xảy ra chậm và gây tụt huyết áp.
Thông thường, thuốc tây sẽ làm tăng huyết áp bằng cách giữ nước trong lòng huyết mạch hoặc thúc đẩy tim bơm máu nhiều hơn nhằm tăng cung lượng tim. Điều này không tác động vào cơ chế gây bệnh, bởi vậy hiệu quả của thuốc tây đến rất nhanh nhưng lại không bền vững. Đó là lý do nhiều người bị huyết áp thấp dùng đủ loại thuốc nhưng kết quả không cao.
6. Uống trà gừng mỗi khi bị tụt huyết áp được không?
Trà gừng được nhiều người ví như giải pháp cấp cứu khi bị tụt huyết áp. Thông qua việc kích thích tim đập nhanh, trà gừng sẽ giúp đẩy huyết áp lên cao. Mỗi khi thấy mình xuất hiện triệu chứng của huyết áp thấp, bạn có thể dùng ngay một ly trà gừng. Tuy nhiên, vẫn nên tìm kiếm cách chữa trị dứt điểm bệnh, tránh uống nhiều trà gừng quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến tim mạch.
7. Mang thai bị huyết áp thấp nên làm như thế nào?
Quá trình mang thai khiến nhu cầu tuần hoàn máu trong cơ thể người phụ nữ tăng cao gấp đôi, nhưng nếu bị huyết áp thấp thì lại không nên dùng thuốc để tránh gặp tác dụng phụ. Thay vào đó, các mẹ cần tăng cường ăn uống, bổ sung nhiều thực phẩm thuộc nhóm bổ máu như các loại thịt màu đỏ, thủy hải sản, bí ngô, đậu nành, gan động vật; vận động nhẹ nhàng như tập yoga hoặc đi bộ; nghỉ ngơi và thư giãn mỗi ngày.
Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên tập yoga
8. Bị huyết áp thấp sau sinh, nhưng đang cho con bú nên uống thuốc gì?
Giai đoạn cho con bú cũng rất nhạy cảm vì thuốc có thể bài tiết vào sữa và ảnh hưởng đến em bé. Tốt nhất các mẹ nên chọn sản phẩm thảo dược tự nhiên để trị bệnh hiệu quả và an toàn.
Một trong những sản phẩm được nghiên cứu bài bản và chứng minh hiệu quả trực tiếp trên người huyết áp thấp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là viên thảo dược Hồng Mạch Khang. Sản phẩm giúp 96,7% bệnh nhân nâng ổn định huyết áp, chấm dứt đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt,… do bệnh lý huyết áp thấp gây ra. Đặc biệt bệnh không tái phát trở lại sau khi ngừng uống, hơn nữa lại rất an toàn và phù hợp với chị em phụ nữ bị suy nhược cơ thể, huyết áp thấp sau sinh.
Xem thêm:
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của viên Hồng Mạch Khang trên người huyết áp thấp
Chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh huyết áp thấp hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
9. Bị tụt huyết áp sau khi ăn no là tại sao?
Khoa học lý giải rằng, sau khi ăn no, đa phần lượng máu trong cơ thể sẽ tập trung về dạ dày, tình trạng này có thể khiến não bộ bị thiếu máu và nhất là khi cơ chế tự điều chỉnh huyết áp không được kịp thời sẽ khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt vì tụt huyết áp. Giải pháp an toàn cho bạn là không được ăn quá no mà phải chia thành nhiều bữa nhỏ rải rác trong ngày, ăn ít đồ tinh bột và uống nhiều nước.
Bên cạnh đó, để trị huyết áp thấp từ tận nguyên nhân gây bệnh, bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa Đương quy và Xuyên tiêu. Đương quy giúp các thụ thể cảm áp hoạt động hiệu quả hơn, điều chỉnh huyết áp nhanh nhạy hơn, kết hợp Xuyên tiêu bổ trợ tốt cho hệ tiêu hóa sẽ giúp bạn hạn chế hiện tượng tụt huyết áp sau ăn.
Xem thêm:
Thông tin về sản phẩm trị huyết áp thấp chứa Đương quy và Xuyên tiêu
10. Huyết áp thấp nên ăn gì?
Ăn uống đúng cách giúp cải thiện bệnh nhanh chóng và được coi là phương pháp chữa bệnh an toàn nhất. Bạn nên tăng cường các loại đồ ăn sau:
- Hải sản, thủy sản, thịt nạc từ bò, lợn, gà, cá và một số loại nội tạng động vật như gan…
- Rau có màu xanh đậm, bí đỏ, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
- Trái cây tươi để tăng lượng vitamin
- Sữa, sữa chua, phô mai
- Ăn mặn hơn nếu không bị bệnh tim
- Thảo dược: Cam thảo, Đương quy, Xuyên tiêu…
- Cà phê, nếu uống với lượng nhỏ sẽ giúp nâng huyết áp rất tốt, nhưng sử dụng nhiều sẽ gây ra các vấn đề cho hệ thần kinh và tim mạch. Vậy nên bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ hằng ngày.
11. Huyết áp thấp nên kiêng gì?
Thực phẩm có thể giúp tăng huyết áp, nhưng có những loại đồ ăn có thể gây tác động xấu đến bệnh. Vì vậy, bạn nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau:
- Gia vị như quế, hồi
- Rượu bia
- Thực phẩm có tính hàn, chẳng hạn như cần tây, đậu đỏ, đậu xanh, rau bina…
- Cà chua, táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa.
Ngoài những vấn đề kể trên, nếu bạn vẫn còn vấn đề gì băn khoăn, hãy gọi đến số 0988.946.068 để được chuyên gia giải đáp trực tiếp.
Ds. Lương Lan
Nguồn tổng hợp