Chỉ số huyết áp thấp nhưng nếu không có triệu chứng đi kèm thì được xem là bệnh lành tính. Nhưng ngược lại, các cơn hoa mắt, chóng mặt thường xuyên xảy ra khi tụt huyết áp thì tình trạng này lại đáng lo ngại và cần điều trị, bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn khác. Chính vì vậy, thăm khám và chẩn đoán tụt huyết áp sớm là việc làm cần thiết bạn không nên chủ quan.
Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn trình tự chẩn đoán tụt huyết áp đang được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Chẩn đoán tụt huyết áp qua triệu chứng
Đây là bước đầu tiên trong chẩn đoán tụt huyết áp. Bác sĩ sẽ căn cứ vào lời mô tả của bạn để sơ bộ xác định tình trạng hiện tại như thế nào, và bạn phải có một hoặc một vài dấu hiệu triệu chứng của tụt huyết áp như sau:
- Hoa mắt chóng mặt, choáng váng.
- Buồn nôn, nôn.
- Vã mồ hôi.
- Mắt mờ, tối sầm mặt mũi, không nhìn thấy gì.
- Da xanh nhợt.
- Mệt mỏi, bủn rủn chân tay.
- Nhức đầu, thiếu tập trung
- Thở nông.
- Ngất xỉu
Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi thêm tình trạng này diễn ra vào thời điểm nào, có thường xuyên hay không…
Nếu có dấu hiệu của tụt huyết áp, bạn muốn được hướng dẫn kỹ hơn về cách chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, hãy liên hệ tới số điện thoại 0971.007.947 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Đo xác định chỉ số khi tụt huyết áp
Ngoài tụt huyết áp, các triệu chứng trên có thể do huyết áp cao, vì vậy xác định chỉ số huyết áp là bước bắt buộc trong chẩn đoán tụt huyết áp. Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà hoặc tới nhà thuốc, bệnh viện để kiểm tra. Trước khi đo, bạn nên đi tiểu và nghỉ ngơi ít nhất 5 phút và không uống cà phê hay chất kích thích trước khi đo khoảng 30 phút.
Nếu các triệu chứng tụt huyết áp thường xảy ra khi bạn thay đổi tư thế đột ngột, huyết áp sẽ được đo vào 2 thời điểm: trước và sau khi di chuyển, chẳng hạn như ở tư thế ngồi và đứng. Nếu khoảng chênh lệch huyết áp ở hai tư thế từ 15 - 30mmHg trở lên, có thể kết luận bạn bị tụt huyết áp tư thế.
Đo huyết áp là bước bắt buộc trong chẩn đoán tụt huyết áp
Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây tụt huyết áp
Nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp có thể do vô căn hoặc do một số bệnh lý tiềm ẩn. Xác định đúng căn nguyên sẽ giúp việc điều trị được triệt để. Vì vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm gồm:
Xét nghiệm máu: Thông tin chi tiết về nồng độ các chất trong máu sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng thể về sức khỏe của bạn, từ đó chẩn đoán tụt huyết áp có phải do hạ đường huyết, tiểu đường hay thiếu máu không.
Điện tâm đồ: ghi lại tất cả hoạt động của tim dưới dạng biểu đồ, giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc, nhịp tim hoặc vấn đề về cung cấp máu cho tim, thậm chí là phát hiện ra các cơn đau tim xảy ra trong quá khứ. Trong một số trường hợp, có thể bạn phải mang theo thiết bị đo này trong suốt 24 giờ nhằm ghi lại điện tim khi bạn sinh hoạt hằng ngày.
Siêu âm tim: Sử dụng sóng siêu âm để ghi lại hình ảnh chi tiết về chức năng và cấu trúc của tim.
Kiểm tra căng thẳng: Để xác định nguyên nhân gây tụt huyết áp liên quan đến những vấn đề về tim, bạn sẽ được theo dõi huyết áp và tim mạch trong khi đi bộ nhanh hay thực hiện một số bài tập, hoặc sử dụng thuốc để tim phải làm việc nhiều hơn.
Thử nghiệm Valsalva: Nhằm kiểm tra chức năng của hệ thần kinh thực vật bằng cách phân tích nhịp tim và huyết áp của bạn sau vài chu kỳ hít sâu thở chậm. Theo phương pháp này bạn sẽ hít vào thật sâu, sau đó ép không khí đi qua bằng đường miệng, giống như đang thổi bóng bay.
Thử nghiệm bảng nghiêng: Xét nghiệm này chủ yếu để chẩn đoán tụt huyết áp qua trung gian thần kinh hoặc tụt huyết áp tư thế đứng. Bạn sẽ nằm trên một bàn, sau đó thay đổi dần độ nghiêng của bàn từ vị trí nằm đến vị trí đứng nhằm đánh giá xem khi thay đổi tư thế, huyết áp của bạn biến đổi như thế nào.
Giải pháp điều trị sau khi chẩn đoán tụt huyết áp
Sau khi chẩn đoán tụt huyết áp, dù là do nguyên nhân nào đi nữa thì việc điều trị vẫn là quan trọng nhất. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, cần điều trị bệnh lý cơ bản. Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi lối sống, ăn uống đa dạng dinh dưỡng, đủ bữa và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược theo một liệu trình nhất định để đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như mang lại hiệu quả bền vững hơn.
Một trong số những sản phẩm giúp trị huyết áp thấp được sử dụng phổ biến hiện nay là viên uống Hồng Mạch Khang. Ra đời từ năm 2008, được nghiên cứu chứng minh hiệu quả lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có hàng trăm ngàn người sử dụng cho kết quả tốt và được nhiều giáo sư - bác sĩ tín nhiệm, sản phẩm chính là giải pháp trị huyết áp thấp tối ưu nhất cho người huyết áp thấp, thiếu máu lên não.
Xem thêm:
Nghiên cứu đánh giá tác dụng sản phẩm Hồng Mạch Khang trên người huyết áp thấp
Bí quyết điều trị huyết áp thấp an toàn, hiệu quả cao
Ds. Lương Lan
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20355470
https://www.nhs.uk/conditions/low-blood-pressure-hypotension/diagnosis/