Thiếu máu nhẹ ít gây biến chứng nghiêm trọng, nhưng nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe. 7 hậu quả dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những mối nguy hại do thiếu máu gây ra.
7 hậu quả do thiếu máu kéo dài
1. Thiếu máu kéo dài gây biến chứng tim mạch
Người lớn bị thiếu máu trầm trọng sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng trên tim mạch. Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thấy hiện tượng hồi hộp, trống ngực, nhịp tim nhanh, sau đó có thể bị loạn nhịp. Càng về lâu dài, tim phải làm việc gắng sức nhiều hơn và dẫn đến tình trạng suy tim. Ngoài ra, thiếu máu còn có thể gây ra các vấn đề tim mạch khác ít gặp hơn như tổn thương van tim, phì đại cơ tim…
Bệnh tim mạch là biến chứng thường gặp của thiếu máu kéo dài
2. Bệnh thiếu máu ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai bị thiếu máu trầm trọng có nguy cơ gặp tai biến sản khoa, đặc biệt là trong và sau khi sinh. Chị em dễ bị trầm cảm sau khi sinh và trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị thiếu máu cũng sẽ gặp phải các vấn đề như:
- Sinh non (trước tuần thứ 37 của thai kỳ).
- Sinh nhẹ cân.
- Nồng độ sắt trong máu thấp, nếu vẫn không được điều trị dễ dẫn tới một loạt biến chứng về sau trên cả sức khỏe và trí tuệ.
- Chỉ số thông minh và khả năng ghi nhớ kém.
- Thiếu hụt sự phát triển ở một số vùng vỏ não.
3. Biến chứng lên phổi do thiếu máu
Thiếu máu tác động đến phổi của bạn thông qua hai cơ chế:
- Thứ nhất là máu đến nuôi phổi không đủ, khiến phổi rất khó khăn để làm tròn nhiệm vụ trao đổi khí của mình, lâu dài gây suy phổi.
- Thứ hai, tim bơm máu không tốt dễ gây ứ máu tại phổi, làm các mô phổi bị tổn thương.
4. Suy giảm chức năng toàn bộ cơ thể
Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp như đến tim với phổi, nhưng thiếu máu mạn tính sẽ làm suy giảm toàn bộ chức năng của các cơ quan khác, như suy thận, suy gan, suy tủy, đầy bụng, khó tiêu, suy giảm trí nhớ, teo nhũn não,…, lâu dài rất nguy hiểm. Không chỉ vậy, thiếu máu còn khiến suy giảm tình dục ở cả nam và nữ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
5. Thiếu máu gây mệt mỏi kéo dài
Thiếu máu tất yếu sẽ dẫn tới thiếu năng lượng, khiến bạn mệt mỏi triền miên và buồn ngủ. Dễ hiểu là những người bị thiếu máu thường không thể tỉnh táo và tập trung, làm giảm năng suất và hiệu quả công việc, thậm chí là khó khăn khi tham gia hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng.
Thiếu máu có thể gây ra chứng bồn chồn, khó ngủ
6. Hội chứng chân tay bồn chồn, khó ngủ khi bị thiếu máu
Nhiều trường hợp bồn chồn, lo âu, khó ngủ, mất ngủ chỉ đơn thuần là do thiếu máu gây ra. Đây được gọi là hội chứng chân tay bồn chồn thứ phát. Hội chứng này ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở chân, buộc người bệnh phải di chuyển mới có thể thoải mái hơn.
7. Tăng nguy cơ nhiễm trùng do thiếu máu thiếu sắt
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu máu, nhất là do thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, khiến cho bạn dễ bị bệnh hơn, nhất là các bệnh lý do vi khuẩn, virus như nhiễm trùng, cảm cúm,…
Nếu cần tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị và cách phòng ngừa rủi ro của bệnh thiếu máu, bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0988.946.068, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.
Giải pháp toàn diện cho người bệnh thiếu máu
Thiếu máu mạn tính rất nguy hiểm, vì vậy nếu phát hiện mình bị bệnh lý này, bạn cần điều trị từ giai đoạn sớm bằng các cách sau:
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
- Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B, acid folic, sắt như: Thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa…), hải sản, rau có màu xanh thẫm (rau bina, xúp lơ, rau cải xoăn…), đậu nành, gan động vật, măng tây…
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, chanh, bưởi, kiwi… nhằm tăng cường khả năng hấp thu sắt của hệ tiêu hóa.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tương đương 8 cốc)
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc (khoảng 7 – 8 tiếng/ngày), tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, vừa sức với các bài tập như: Yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm… khoảng 20 – 30 phút/ngày, ít nhất 3 – 4 ngày/ tuần.
Xem thêm: Các loại thực phẩm tốt cho người bệnh thiếu máu
Sử dụng viên uống Hồng Mạch Khang giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn
Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăm uống cân bằng với đầy đủ các chất dinh dưỡng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng Hồng Mạch Khang – sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu hiệu quả từ thảo dược tự nhiên Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân. Nhờ khả năng kích thích tủy xương tăng sinh tế bào máu, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn, sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ… mà người bệnh thường xuyên gặp phải một cách bền vững. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, nhờ đó nâng cao cả về chất lượng và số lượng máu, góp phần đẩy lùi tình trạng thiếu máu hiệu quả. Không chỉ được đánh giá cao bởi nhiều chuyên gia, Hồng Mạch Khang còn được rất nhiều người bệnh huyết áp thấp, thiếu máu sử dụng và đạt hiệu quả cao. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ qua đoạn băng dưới đây.
Xem thêm:
Mách bạn cách dùng viên uống Hồng Mạch Khang đạt hiệu quả cao
Cách điều trị thiếu máu để đạt hiệu quả tối ưu
Ds. Lương Lan
Nguồn tham khảo:
https://answers.webmd.com/answers/5053855/what-are-the-long-term-effects-of-having-anemia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1540447/
------------------------------
Thông tin sản phẩm chứa Đương quy, Xuyên tiêu cho bệnh nhân thiếu máu: