Thiếu máu được xếp vào nhóm các bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh chỉ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống, nhưng nếu nặng hơn sẽ gây tổn hại nhiều cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng. Mỗi người bệnh sẽ được điều trị theo hướng khác nhau, tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn các phương pháp điều trị thiếu máu với từng trường hợp cụ thể

1. Thiếu máu do mất máu

Nếu nguyên nhân gây thiếu máu là do mất máu sau chấn thương, phẫu thuật… người bệnh sẽ cần được truyền dịch, truyền máu, oxy và có thể phải truyền sắt theo đường tĩnh mạch hoặc uống viên sắt để giúp cơ thể nhanh chóng tạo ra các tế bào hồng cầu mới.

Nếu là mất máu mạn tính, cần xác định chính xác nơi chảy máu và điều trị từ nguyên nhân, ví dụ như bệnh dạ dày, trĩ, kinh nguyệt bất thường…

2. Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu

Hướng điều trị trong trường hợp này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:

Thiếu máu do thiếu sắt

Nếu thiếu sắt, cơ thể không thể sinh ra tế bào hồng cầu bình thường. Ở phụ nữ trẻ tuổi, thiếu máu thiếu sắt có thể là do chảy máu kinh nguyệt. Nếu không phải do nguyên nhân này, cần phải khám đường tiêu hóa để xác định xem có phải do bệnh về đường tiêu hóa làm giảm hấp thu sắt không.

Để điều trị, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung sắt dưới dạng viên hoặc dung dịch uống. Tuy nhiên cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, vì dư sắt có thể gây mệt mỏi, nôn ói, tiêu chảy, nhức đầu, khó chịu hoặc gây một số bệnh về tim mạch. Ngoài ra, nên tăng cường các thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, đậu, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, hải sản…

Ăn nhiều thịt đỏ là một trong những cách điều trị thiếu máu hiệu quả

Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Nếu cơ thể bị thiếu vitamin B12, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung bằng đường uống hoặc tiêm. Ngoài ra, ăn nhiều thịt, gan, thận, cá, hàu, trai, sữa, pho mát, trứng cũng giúp bổ sung vitamin B12 hữu hiệu.

Thiếu máu do thiếu folat

Nếu thiếu chất folat, người bệnh cần bổ sung acid folic theo đường uống và qua các loại thực phẩm giàu folat như trái cây tươi, rau xanh lá, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, lưu ý là không nên nấu rau xanh quá chín kỹ sẽ làm mất đi hoạt chất cần thiết.

3. Thiếu máu do các vấn đề về tủy xương và tế bào gốc

Thiếu máu do nguyên nhân này thường kéo dài và khó điều trị. Đôi khi người bệnh cần được truyền máu theo định kỳ kết hợp nhiều biện pháp khác. Cụ thể là:

Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm nếu có người hiến tủy có thể chữa khỏi bằng cách cấy ghép tủy xương. Ngoài ra, có thể dùng một loại thuốc kích thích tái tạo hemogobin và thuốc giảm đau để giảm đau xương cho người bệnh.

Thiếu máu tan máu do bệnh Thalassemia

Đây là bệnh di truyền, cần điều trị bằng bổ sung acid folic, thuốc, cắt bỏ lá lách, ghép tủy xương.

4. Thiếu máu do bệnh mạn tính

Tốt nhất là phải điều trị tình trạng sức khỏe cơ bản, chẳng hạn như thiếu máu do bệnh thận mạn tính hoặc sau khi hóa trị ung thư có thể được tiêm erythropoietin tái tổ hợp hoặc darbepoetin alfa để kích thích sản sinh hồng cầu trong tủy xương. Khi điều trị tốt các bệnh lý này triệu chứng thiếu máu sẽ cải thiện rõ rệt.

5. Thiếu máu do nhiễm trùng

Kiểm soát tốt các bệnh lý nhiễm trùng bằng cách tránh xa các yếu tố nghi ngờ gây bệnh, củng cố hệ miễn dịch và sử dụng kháng sinh. Nhiễm trùng và thiếu máu nặng có thể phải truyền máu, thay huyết tương, lọc máu hoặc phẫu thuật cắt bỏ lá lách.

Điều trị thiếu máu do nhiễm trùng nặng cần truyền máu 

6. Thiếu máu tan máu

Thiếu máu tan máu nhẹ không cần điều trị nhưng nếu tiến triển nặng hơn cần trị sớm, cụ thể là:

- Nếu do một nguyên nhân nào đó (chẳng hạn như tiếp xúc với hóa chất), cần giải quyết ngay các tác nhân này.

- Phẫu thuật để sửa chữa/thay thế van tim bị lỗi, cắt bỏ khối u hoặc sửa chữa các mạch máu bất thường.

- Truyền dịch tĩnh mạch, truyền máu và thuốc giảm đau.

- Cắt lá lách nếu các phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả và hầu hết mọi người có thể sống bình thường kể cả khi không có lá lách.

- Chạy thận với những trẻ em gặp phải thiếu máu tan máu do tuyến thượng thận.

- Cấy ghép tủy xương, tuy nhiên phương pháp này rất ít gặp và phải có người tình nguyện hiến tủy mới thực hiện được.

7. Thiếu máu do ngộ độc chì

Quan trọng nhất là cần ngưng tiếp xúc với chì và dùng thuốc liên kết để loại chì ra khỏi cơ thể.

Giải pháp hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu do mọi nguyên nhân

Dù là thiếu máu do nguyên nhân nào thì tìm cách để nâng cao chất lượng, số lượng máu đều rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài các phương pháp điều trị chính, người bệnh nên sử dụng kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược, chẳng hạn như Hồng Mạch Khang.

Với hoạt chất chính là Đương quy, sản phẩm sẽ giúp bổ máu, kích thích tủy xương tăng sinh tế bào hồng cầu, điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể ở mức ổn định. Ngoài ra, trong sản phẩm còn chứa Xuyên tiêu – thảo dược quý giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tạo cảm giác ngon miệng và hạn chế khó tiêu, đầy bụng. Sản phẩm đã được nghiên cứu kiểm nghiệm lâm sàng tại Viện Đại học Y Hà Nội và cho kết quả tốt. Để sớm cải thiện tình trạng sức khỏe, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên duy trì sử dụng sản phẩm tối thiểu trong thời gian 3 tháng.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng thiếu máu và muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Hồng Mạch Khang, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0988.946.068 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm:

Hồng Mạch Khang – viên uống bổ máu dành cho người huyết áp thấp, thiếu máu

Bệnh thiếu máu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dinh dưỡng hằng ngày phòng thiếu máu

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-treatment#5

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/diagnosis-treatment/drc-20351366