Chóng mặt khi ngủ dậy không chỉ là do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học mà còn có thể là dấu hiệu bệnh lý bất thường. Và dù trong trường hợp nào cũng đều cần phải điều trị sớm để tránh những hậu quả nặng nề hơn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Tổng hợp nguyên nhân gây chóng mặt khi ngủ dậy
Hạ huyết áp tư thế
Thường xuyên bị chóng mặt khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của hạ huyết áp tư thế - hiện tượng tụt huyết áp đột ngột xảy ra khi bạn thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng. Do lúc đứng lên, trọng lực máu sẽ dồn xuống hai chân trong khi cơ chế bù trừ huyết áp của cơ thể kém nhạy bén nên chỉ số huyết áp giảm thấp kéo theo giảm lưu lượng máu lên não, từ đó làm xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. Tình trạng này dễ gặp ở phụ nữ mang thai, người bệnh parkinson, tiểu đường hoặc đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao.
Mất nước
Sốt cao, tiêu chảy, nôn ói liên tục hoặc phòng ngủ không thoáng mát làm đổ mồ hôi nhiều có thể khiến cơ thể bị mất nước, làm giảm huyết áp. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, khô miệng, khát, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy.
Chóng mặt khi ngủ dậy là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Sử dụng chất kích thích
Uống nhiều rượu bia, cà phê trước khi ngủ có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, váng đầu vào sáng hôm sau. Do đây đều là các chất kích thích thần kinh, ngoài ra còn gây lợi tiểu, dẫn đến mất nước.
Hạ đường huyết
Việc nhịn đói qua đêm, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường có thể gây hạ đường huyết vào buổi sáng. Bạn sẽ cảm thấy đói lã, chóng mặt, kiệt sức, run, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi…. khi ngủ dậy.
Nguyên nhân khác
Chóng mặt khi ngủ dậy có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác như thiếu máu, thiếu máu não, rối loạn tiền đình, chứng ngưng thở khi ngủ, thiếu oxy, bệnh tim, tác dụng phụ của thuốc… hoặc do thói quen thức khuya, ngủ sai tư thế, tinh thần căng thẳng, lo âu quá mức trước khi ngủ.
Chóng mặt khi ngủ dậy nếu lặp lại thường xuyên là dấu hiệu của bệnh lý và cần được điều trị sớm. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng này, hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0988.946.068 để được tư vấn về cách khắc phục.
Cần làm gì nếu thấy chóng mặt khi ngủ dậy?
Khi cảm thấy chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày, bạn đừng vội đứng dậy ngay hoặc cố gắng di chuyển vì có thể bị té ngã gây tai nạn, chấn thương ngoài ý muốn. Thay vào đó, hãy nằm yên tại giường, dùng gối kê hai chân lên cao quá đầu để giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Sau đó, nhanh chóng uống 1 – 2 cốc nước lọc để ổn định huyết áp rồi nghỉ ngơi tại chỗ cho đến khi các triệu chứng hoàn toàn biến mất. Còn nếu nghi ngờ là do hạ đường huyết thì hãy ăn một ít bánh kẹo ngọt hoặc uống một cốc nước đường.
Nên uống 1 - 2 cốc nước lọc nếu thấy chóng mặt khi ngủ dậy
Cách khắc phục chóng mặt khi ngủ dậy tại nhà
Nếu triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy lặp lại thường xuyên thì bạn cần đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự phòng ngừa tại nhà và loại bỏ được tình trạng này nếu thực hiện đều đặn các chỉ dẫn dưới đây:
- Không rời khỏi giường đột ngột ngay khi vừa thức dậy, tốt nhất là nên uống một cốc nước lọc, ngồi vận động tay chân một lúc, sau đó từ từ đứng lên.
- Kê cao đầu giường ngủ, điều này sẽ giúp cơ thể thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi tư thế khi đứng dậy.
- Thiết lập thói quen ngủ khoa học, đi ngủ sớm trước 11 giờ, ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày.
- Không sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc, nước tăng lực, thuốc lá… và các chất kích thích trước khi ngủ.
- Không bỏ bữa tối hoặc để bụng đói mà đi ngủ luôn, hãy chuẩn bị sẵn một ít kẹo ngọt và nước ở đầu giường để có thể sử dụng ngay khi cần.
- Tránh làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng đầu óc trước khi ngủ, bạn có thể tập yoga, thiền tịnh, hít sâu thở chậm vào buổi tối sẽ giúp thư giãn tinh thần và ngủ sâu giấc hơn.
- Uống đủ nước tối thiểu từ 1.5 - 2 lít/ngày, nhất là khi bị sốt cao, tiêu chảy, nôn ói để tránh bị mất nước.
- Duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày, ăn uống đủ chất, đặc biệt là rau lá xanh đậm, đậu đỗ, thịt bò, hải sản có vỏ, cá biển… tốt cho máu.
- Trao đổi với bác sĩ về các thuốc đang sử dụng nếu triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy bắt đầu xuất hiện sau khi dùng thuốc.
- Sử dụng viên uống Hồng Mạch Khang chứa thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân để giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, bổ máu, kích thích cơ thể tăng tạo máu và điều hòa ổn định huyết áp, nhờ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng…. Đặc biệt phù hợp với những trường hợp chóng mặt khi ngủ dậy do hạ huyết áp tư thế, huyết áp thấp, thiếu máu não, thiếu máu hoặc rối loạn tiền đình làm giảm lưu lượng máu não.
Và cũng nhờ thực hiện các hướng dẫn nêu trên kết hợp sử dụng Hồng Mạch Khang đều đặn, chị Lê Thu Thảo (0912.205.861 - Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) đã thoát khỏi những cơn chóng mặt, choáng váng do hạ huyết áp, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chị trong video dưới đây:
Kinh nghiệm trị hoa mắt, chóng mặt do hạ huyết áp của cô Thảo
Viên uống thảo dược Hồng Mạch Khang giúp bổ máu và tăng cường tuần hoàn máu não
Hoa mắt, chóng mặt là bệnh gì – Vạch trần 8 nguyên nhân phổ biến nhất
Chóng mặt khi ngủ dậy nếu chỉ xảy ra một hai lần do thói quen sinh hoạt sẽ không đáng lo ngại, nhưng khi tình trạng này lặp lại thường xuyên, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể chủ động phòng ngừa và trị bệnh hiệu quả hơn.
Hà Anh
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324724.php
https://www.healthline.com/health/waking-up-dizzy-causes#takeaway