Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có đôi lần cảm thấy chóng mặt, choáng váng… khi đang ngồi hay nằm sau đó đứng lên đột ngột. Điều này là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu hiện tượng này xuất hiện một cách thường xuyên thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng huyết áp thấp tư thế hay hạ huyết áp tư thế.

Những triệu chứng ở người bệnh huyết áp thấp tư thế

Triệu chứng dễ nhận biết, điển hình và cũng là đặc trưng nhất ở người bệnh huyết áp thấp tư thế là hiện tượng choáng váng, mặt mũi tối sầm lại… do huyết áp bị tụt xuống mức thấp đột ngột khi thay đổi tư thế. Lúc này, người bệnh còn có thể gặp phải một loạt các dấu hiệu bất thường về sức khỏe khác như:

- Khó thở, buồn nôn

- Mệt mỏi, người không còn sức lực

- Thấy bản thân mình không còn tỉnh táo

- Mắt mờ nhòe đi, một số người còn mô tả họ chỉ nhìn thấy một màu đen xung quanh.

- Vã mồi hôi, da tái nhợt

- Một số trường hợp người bệnh còn có thể bị ngất xỉu

Huyết áp thấp tư thế có thể khiến người bệnh ngất xỉu

Huyết áp thấp tư thế có nguyên nhân do đâu?

Khi chúng ta ngồi hay nằm lâu, máu sẽ dồn xuống phần dưới của cơ thể nhiều hơn. Lúc này, nếu đứng lên, hay ngồi dậy đột ngột, lưu lượng máu sẽ không lưu chuyển kịp thời theo tốc độ di chuyển, khiến huyết áp giảm thấp.

Ở người bình thường, các tế bào cảm nhận huyết áp ở động mạch cảnh và động mạch chủ sẽ nhận biết điều này rất nhanh chóng và thông báo tới não. Khi não bộ nhận được thông tin sẽ truyền tín hiệu kích thích tăng nhịp tim và co mạch máu. Từ đó huyết áp điều chỉnh lại cân bằng chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng huyết áp thấp tư thế thì cơ chế điều hòa này lại diễn ra một cách chậm chạm. Nguyên nhân của sự “chậm chạp” này có thể là hoạt động bơm máu của tim không hiệu quả, mạch máu đã trở nên xơ cứng do tuổi tác, các tế bào cảm nhận huyết áp do quá trình lão hóa nên hoạt động kém hiệu quả hơn…

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như thiếu máu, mất máu, mất nước dẫn tới giảm thể tích máu, đường huyết ở mức thấp, tác dụng phụ của thuốc, rượu bia, mang thai… cũng có thể dẫn tới hiện tượng hạ huyết áp tư thế.

Tpcn Hồng Mạch Khang – giải pháp an toàn hiệu quả giúp đẩy lùi tình trạng hoa mắt, chóng mặt do huyết áp thấp tư thế, thiếu máu não hoặc suy nhược cơ thể. Hãy gọi theo số 0988.946.068 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

Cách chẩn đoán huyết áp thấp tư thế

Các bác sĩ sẽ nhận định bạn có mắc phải chứng huyết áp thấp tư thế hay không dựa vào các triệu chứng mà bạn mô tả và kiểm tra huyết áp của bạn một cách kỹ lưỡng. Huyết áp của bạn sẽ được đo nhiều lần ở các tư thế khác nhau. Nếu huyết áp tâm thu (chỉ số trên) giảm 20 mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) giảm 10 mmHg so với mức huyết áp bình thường của bạn thì bạn sẽ được kết luận mắc chứng huyết áp thấp tư thế.

Chẩn đoán huyết áp thấp tư thế bằng cách đo huyết áp sau khi đứng lên

Điều trị huyết áp thấp tư thế

Việc điều trị huyết áp thấp tư thế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bệnh có xác định được nguyên nhân hay không? Nếu có, các bác sĩ sẽ chỉ định hướng sẽ tập trung điều trị vào nguyên nhân. Còn trong trường hợp không xác định được nguyên nhân thì người bệnh có thể thực hiện theo giải pháp tổng thể dưới đây:

- Kiểm tra xem các loại thuốc mình đang sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ là huyết áp thấp tư thế hay không bằng cách đọc kỹ tờ “hướng dẫn sử dụng”. Nếu phát hiện tình trạng huyết áp thấp tư thế của bản thân là do tác dụng phụ của thuốc thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để đổi thuốc.

- Uống nhiều nước hơn (ít nhất 2 lít nước mỗi ngày)

- Ngủ với gối đầu cao sẽ kích thích thận tiết ra một loại hormon giúp tăng huyết áp

- Tăng cường thực phẩm bổ máu như thịt nạc, cá, các loại đậu, các loại rau lá xanh đỏ, hay vàng đậm

- Ăn mặn hơn (nếu bạn không mắc bệnh tim mạch), ăn làm nhiều bữa nhỏ thay vì các bữa ăn với lượng thức ăn lớn.

- Vận động thế chất đều đặn sẽ giúp hoạt động tự diều hòa huyết áp của cơ thể hiệu quả hơn.

- Nếu bệnh ở mức độ nặng thì một số thuốc tây y để tăng thể tích máu hoặc co mạch cũng có thể làm giảm triệu chứng tạm thời và khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ.

- Sử dụng một số thảo dược có tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân… Đặc biệt là thảo dược Đương quy vừa có tác dụng bổ máu, vừa kích thích hoạt động của trái tim, tăng độ nhạy cảm của các tế bào cảm nhận huyết áp trong lòng mạch – các tác dụng này đều rất tốt với người mắc chứng huyết áp thấp tư thế. Hiện nay thì các thảo dược này cũng đã được bào chế dưới dạng viên nén trong một số sản phẩm hỗ trợ sức khỏe rất tiện cho người sử dụng.

Nếu sau khi thay đổi tư thế bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng thì hãy ngồi hay nằm ngay xuống. Việc này trong nhiều trường hợp có thể giúp cho bạn tránh được bị hạ huyết áp tư thế và cũng là để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tai nạn, chấn thương nếu huyết áp thấp tư thế khiến bạn té ngã.

Ngoài ra để tránh bị hạ huyết áp tư thế bạn cũng cần tránh đi bộ trong thời tiết nóng, tránh vắt chéo chân khi ngồi, tránh nằm hay ngồi lâu ở một tư thế, tránh tắm nước nóng.

DS.Ngọc Hải

Nguồn tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/orthostatic-hypotension/basics/definition/con-20031255

------------------------------

Thông tin sản phẩm chứa Đương quy tốt cho người huyết áp thấp: