Áp lực công việc, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân khiến số người gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não ngày càng gia tăng. Người bệnh thường chủ quan cho rằng chỉ cần bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi là sẽ khỏi. Vậy nhưng điều trị những căn bệnh này không phải chỉ tích cực thay đổi chế độ sinh hoạt là đủ.
Với mong muốn đồng hành cũng người bệnh để tìm ra phương pháp điều trị suy nhược cơ thể, thiếu máu não hiệu quả, sớm cải thiện sức khỏe, nhãn hàng Hồng Mạch Khang đã tài trợ và tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Huyết áp thấp, suy nhược cơ thể - Giải pháp trị và phòng ngừa rủi ro” với sự tham gia của ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh – Khoa khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Mời độc giả đón đọc những câu hỏi xoay quanh vấn đề suy nhược cơ thể, thiếu máu não được bác sĩ giải đáp trong chương trình:
Khái niệm, cách chẩn đoán suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài mà không liên quan đến sự gắng sức. Khi nghỉ ngơi, tình trạng mệt mỏi cũng không tự mất đi. Điều này cảnh báo sức khỏe của người bệnh đang có sự sụt giảm nghiêm trọng.
Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu thông qua triệu chứng như gầy yếu, xanh xao, mệt mỏi, ù tai, chóng mặt hoặc đau nhức cơ bắp, kèm rối loạn thần kinh như đau đầu, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, hay cáu gắt, lo âu, buồn vui vô cớ, giảm ham muốn tình dục.
Nhận biết triệu chứng suy nhược cơ thể qua từng câu hỏi đáp
1. Dùng thuốc giảm cân bị mệt mỏi, chán ăn, choáng váng phải làm thế nào?
Vũ Kiên: Cháu tôi năm nay 14 tuổi, từng có sử dụng 1 loại thuốc giảm cân và thấy hơi mệt mỏi, chán ăn. Khi ngủ dậy hoặc ngồi ghế thấp đứng dậy cháu cũng bị chóng mặt, đôi lúc buồn nôn, mặt mày tối sầm lại, choáng váng, mắt mờ đi, học không tập trung. Tôi muốn hỏi có cách giúp cháu tôi khắc phục được tình trạng này? Điều này xảy ra có gây hại gì quá lớn đối với tuổi và sức khỏe của cháu tôi không?
ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:
Việc kiêng khem quá mức, dinh dưỡng không đủ có thể gây ra suy nhược cơ thể. Các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, thiếu máu chi khiến chân tay lạnh là các triệu chứng khá điển hình của chứng bệnh này. Bạn nên kiểm tra xem có bị huyết áp thấp hay không. Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và rau quả tươi. Thay vì nhịn ăn, bạn nên giảm cân khoa học bằng cách tập thể dục thường xuyên. Tuổi 14 là tuổi cơ thể đang phát triển, việc thiếu chất dinh dưỡng không chỉ gây ra thiếu máu não hay thiếu máu chi mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển của các cơ quan trong cơ thể.
2. Mệt mỏi thường xuyên, ngủ kém, buồn nôn, run rẩy có phải bị bệnh suy nhược cơ thể không?
Trang Kiều: Em vừa mới mắc quai bị 2 tuần. Lúc bị bệnh em không ăn uống được gì, chỉ uống thuốc trị bệnh với ăn một chút cơm trắng. Đến giờ cơ thể em luôn trong tình trạng mệt mỏi, run rẩy, buồn ngủ nhưng ngủ không sâu giấc, lờ đờ và buồn nôn. Vậy có phải bị suy nhược cơ thể không bác sĩ? Bệnh này có nguy hiểm không và em phải làm thế nào để cải thiện ạ?
ThS.Bs.Hà Thị Vân Anh:
Quai bị là bệnh do virut gây ra, có thể khiến bạn sốt cao và mệt mỏi. Tuy nhiên bạn đã bị cách đây 2 tuần nên các triệu chứng lú lẫn, buồn nôn hiện tại có thể là biểu hiện của biến chứng quai bị như viêm tuyến giáp,… Bạn nên đi thăm khám lại để có biện pháp phòng ngừa những biến chứng này. Bên cạnh đó, việc bạn ăn uống kém trong thời gian bị bệnh cũng có thể ảnh hưởng một phần, gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên, theo tôi triệu chứng lú lẫn, buồn nôn nghi ngờ do biến chứng quai bị nhiều hơn là suy nhược cơ thể.
3. Suy nhược cơ thể có thể dẫn đến suy nhược thần kinh không?
Hồ Bích Liên: Thưa bác sĩ tôi năm nay 35 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh suy nhược cơ thể có dẫn đến suy nhược thần kinh không? Suy nhược cơ thể thường gặp trong những trường hợp nào? Tôi thấy trên mạng có sản phẩm Hồng Mạch Khang, sử dụng sản phẩm này cho người suy nhược cơ thể có tốt không bác sĩ?
ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:
Suy nhược cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất ngủ... kéo dài có thể dẫn đến suy nhược thần kinh, và ngược lại suy nhược thần kinh cũng có thể dẫn tới suy nhược cơ thể. Đây là một vòng tròn bệnh lý, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây nhiều nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Sản phẩm Hồng Mạch Khang có thể hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giúp cải thiện các triệu chứng suy nhược cơ thể hiệu quả. Bạn có thể sử dụng sản phẩm này kết hợp việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể thao hợp lý.
Sản phẩm Hồng Mạch Khang: Một trong những giải pháp cho người suy nhược cơ thể
4. Có chữa khỏi hoàn toàn được suy nhược cơ thể không?
Nguyễn Thu Mai: Chào bác sỹ, cho cháu hỏi bệnh suy nhược cơ thể có thể khỏi được không? Làm cách nào để bệnh nhanh khỏi và nên dùng thuốc gì ạ?
ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:
Suy nhược cơ thể nếu được phát hiện sớm có thể trị khỏi hoàn toàn. Thời gian điều trị bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ bệnh, triệu chứng mà bạn đang có. Nếu bạn mới chỉ có mệt mỏi thôi, chưa có các vấn đề rối loạn về thần kinh, đau cơ, đau ngực kéo dài thì các triệu chứng của bạn sẽ cải thiện nhanh chóng. Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc cải thiện tuần hoàn não hay sản phẩm thảo dược như Tpcn Hồng Mạch Khang để cải thiện. Nếu suy nhược cơ thể đã diễn ra trong thời gian dài, thậm chí có hội chứng mệt mỏi mãn tính, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Khi đó ngoài việc tự thay đổi lối sống của mình, cần đi thăm khám và kết hợp phương pháp vật lý trị liệu mới cải thiện được bệnh.
5. Suy nhược cơ thể do áp lực công việc, cần điều trị như thế nào?
Lê Lương: Dạo gần đây do áp lực công việc khiến tôi thường xuyên phải thức khuya, ngủ không đủ giấc nên mỗi khi ngồi xuống đứng lên là thấy hoa mắt chóng mặt, huyết áp không ổn định có khi đo được chỉ ở mức 90/65. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì, cần điều trị như thế nào?
ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:
Mức huyết áp của bạn chưa hẳn là huyết áp thấp. Tuy nhiên áp lực công việc, lo lắng có thể là lý do gây tình trạng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể của bạn. Do vậy, bạn cần tránh thức khuya, phân chia công việc hợp lý. Bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập cổ để tránh thiếu máu não khi thay đổi tư thế đột ngột.
Triệu chứng thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não và cách điều trị hiệu quả
1. Đau đầu, bủn rủn chân tay, buồn nôn khi di chuyển có phải thiếu máu não không?
Trang: Năm nay em 24 tuổi, bị đau đầu khoảng hơn 4 năm nay. Cơn đau thường rất dữ dội, kéo dài khoảng 1 - 2h kèm theo cảm giác bủn rủn chân tay, nằm một chỗ thì không sao nếu di chuyển thì cảm thấy buồn nôn. Vậy cho em hỏi em bị bệnh gì, có phải là do thiếu máu não hay không?
ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:
Huyết áp thấp và thiếu máu não đều có thể gây ra tình trạng đau đầu. Tuy nhiên cũng không thể loại trừ 1 số nguyên nhân khác như như suy nhược cơ thể, rối loạn thần kinh, bất thường trong não hay bệnh xoang mũi, vì vậy bạn nên tới các bệnh viện uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp.
2. Bị thiếu máu lên não, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi phải làm sao?
Nguyễn Thị Phương: Chào bác sỹ, tôi năm nay 43 tuổi huyết áp trước của tôi rất thấp 90/60mmHg, người toàn nằm không muốn dậy, bàn chân rất lạnh. Đi khám bệnh viện hoàn mỹ Đà Nẵng được bác sỹ kết luận thiếu máu lên não, huyết áp tôi uống thuốc có lên 120/77mmHg. Bác sĩ nói huyết áp bình thường nhưng tôi rất mệt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn nhưng tôi lại ăn nhiều.
ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:
Có vẻ như bạn đang lựa chọn một cuộc sống tĩnh tại nhiều quá trong khi việc vận động thường xuyên có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện tình trạng huyết áp của bạn. Bạn nên tập thể dục, thay đổi chế độ ăn, đồng thời đi khám xem nguyên nhân thiếu máu não có phải do thoái hóa đốt sống cổ không để điều trị, chứ không chỉ dùng thuốc nâng huyết áp vì thuốc chỉ có tác dụng nâng huyết áp tạm thời, không thể điều trị căn nguyên gây huyết áp thấp. Do vậy bạn nên đi khám lại để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả hơn.
3. Làm thế nào để phòng ngừa hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não thoáng qua?
Thanh Thúy Huỳnh: Tôi bị đau đầu, nó cứ giật liên hồi, đi khám bác sĩ bảo bị cơn thiếu máu não thoáng qua. Vậy tôi xin hỏi triệu chứng ấy có nguy hiểm không? Phải làm gì để phòng ngừa tình trạng hoa mắt, chóng mặt xảy ra và nên điều trị thế nào?
ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:
Bạn không nói rõ tình trạng đau đầu của bạn như thế nào, nhưng bạn đã đi khám và bác sĩ nói bị thiếu máu não thoáng qua. Đây là một trong những bệnh khá nguy hiểm vì có thể gây té ngã dẫn đến chấn thương. Bạn phải đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
4. Bị thiểu năng tuần hoàn não có nên dùng Hồng Mạch Khang lâu dài không?
Lý Đức: Chào bác sĩ, bà tôi năm nay 66 tuổi, tôi bị thiểu năng tuần hoàn não, đã sử dụng Tpcn Hồng Mạch Khang được 2 tháng. Hiện tại bà tôi không còn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hay ù tai nữa, ăn ngủ cũng tốt hơn. Vậy bà tôi có cần tiếp tục sử dụng sản phẩm không hay ngừng luôn?
ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:
Theo kinh nghiệm của tôi, thường để hiệu quả điều trị đạt được bền vững hơn, tránh triệu chứng tái phát trở lại, bà bạn nên sử dụng sản phẩm Hồng Mạch Khang thêm 1 tháng nữa cho đủ 1 liệu trình theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sau đó có thể ngưng sử dụng.
Dấu hiệu biết bệnh thiếu máu và phương pháp điều trị
1. Da vàng, tê cứng chân tay, khó thở khi lên xuống cầu thang có phải thiếu máu không?
Nguyễn Mạnh Tuấn: Tôi năm nay 35 tuổi, đã có gia đình. Gần đây tôi thấy da mình vàng và thường hay bị tê cứng chân tay, thỉnh thoảng kèm theo khó thở, lên xuống cầu thang khó. Như vậy có phải bị thiếu máu không? Bệnh này có nguy hiểm không? Rất mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách điều trị.
ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh
Các triệu chứng của bạn chưa rõ rệt là do một căn bệnh nào, cũng chưa đủ căn cứ để khẳng định đó là do thiếu máu hay không. Bạn nên đi khám tim mạch xem có phải biểu hiện khó thở mỗi khi leo cầu thang phải do suy tim không. Vàng da có phải do nguyên nhân suy gan hay suy thận không, từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả cho bạn.
2. Thiếu máu khi mang thai phải điều trị như thế nào?
Âu Dương Thiên Giai: Chị em mang thai được 3 tháng, thường hay bị chóng mặt, mắc ói khi ngủ dậy... nhưng không có dấu hiệu ù tai, lạnh chân tay hay xanh xao gì cả. Chị em đi khám được biết mình bị thiếu máu khi mang thai. Xin bác sĩ tư vấn giúp chị em cách điều trị ạ!
ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:
Tình trạng của bạn có thể là biểu hiện của thiếu máu khi mang thai và/hoặc ốm nghén. Để cải thiện tình trạng hiện tại, bạn nên sử dụng 1 số thuốc bổ máu như acid folic, sắt, đồng thời bổ sung thực phẩm có màu đỏ như: rau rền, thịt nạc... hoặc các loại hoa quả có màu vàng như bí đỏ, cà rốt, xoài... để tăng các nguyên liệu tạo máu. Trong trường hợp thiếu máu nặng có thể phải truyền máu. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu máu của bạn như trĩ và 1 số bệnh lý dạ dày hoặc cũng có thể do sự bất thường trong công thức máu. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ thiếu máu, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp.
Xem toàn bộ chương trình tư vấn chủ đề “Huyết áp thấp, suy nhược cơ thể - Cách trị & phòng tránh rủi ro”
Xem thêm:
Chuyên gia tư vấn về điều trị huyết áp thấp và cách phòng tránh rủi ro
Hồng Mạch Khang và lợi ích dành cho người suy nhược cơ thể
Ban thư ký chương trình