Mặc dù không nguy hiểm như huyết áp cao, nhưng huyết áp thấp lại tiến triển âm thầm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh lúc nào không hay, lâu dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không điều trị sớm.

Uống trà gừng, cà phê, thuốc tây y là những giải pháp phổ biến nhiều người biết đến, nhưng hiệu quả chỉ mang tính chất tạm thời, ngừng sử dụng các dấu hiệu lại quay trở lại khiến người bệnh càng thêm chán nản, không muốn tiếp tục điều trị. Vậy làm cách nào để điều trị huyết áp thấp đạt hiệu quả lâu dài và phòng ngừa được những rủi ro có thể xảy ra? Để giải đáp những thắc mắc này, mời độc giả cùng đón đọc giải đáp của ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh qua chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Huyết áp thấp, suy nhược cơ thể - Giải pháp trị và phòng tránh rủi ro” trong bài viết dưới đây.

Khái niệm huyết áp thấp

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg đi kèm với các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thậm chí ngất xỉu. Nếu để lâu ngày không được điều trị, có những bệnh nhân gặp phải tình trạng chán ăn, rối loạn giấc ngủ, nguy hiểm hơn là sốc, tai biến, đột quỵ não, suy giảm trí nhớ...

Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp

1. Huyết áp 110/55mmHg, thường xuyên đau nặng đầu, mỏi cổ là bệnh gì?

Nguyen Dam Quynh Chi: Thưa bác sĩ, mẹ tôi 57 tuổi. Thời gian gần đây, mẹ tôi có biểu hiện mỏi cổ, đau đầu, đầu có cảm giác nặng phía sau gáy, đo huyết áp là 110/55mmHg. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi, mẹ tôi bị bệnh gì và làm thế nào để khắc phục?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Chỉ số huyết áp tâm trương của mẹ bạn ở mức 55mmHg là khá thấp. Tuy nhiên, biểu hiện đau đầu, đau mỏi gáy của mẹ bạn ngoài do huyết áp thấp dẫn tới thiếu máu đến vùng vai gáy còn có thể do thoát vị đĩa đệm cột sống gây chèn ép mạch máu vùng vai gáy. Mẹ đi kiểm tra sớm để việc điều trị được hiệu quả.

2. Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ra nhiều mồ hôi, run chân tay có phải bị bệnh huyết áp thấp không?

Thu Pham: Em hay bị hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mỏi gáy, run tay chân, khi ăn vào lúc đói thì hay bị bốc hỏa lên đầu làm cho đầu óc mơ hồ, không được tỉnh táo. Gần đây hay ra nhiều mồ hôi hơn trước đây nhiều. Em cũng hay bị tức ngực, khó thở mỗi khi vận động mạnh hay thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Tình trạng của em có phải là bị huyết áp thấp không ạ? Chỉ số huyết áp của em khoảng 108/67, nhip tim 85.

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Chỉ số huyết áp của bạn ở mức 108/67mmHg là chỉ số huyết áp bình thường. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp ở một thời điểm nhất định chưa thể phản ánh huyết áp trung bình. Bởi vậy tôi chưa thể kết luận là bạn có bị huyết áp thấp hay không. Trước mắt, bạn nên đo huyết áp ở các tư thế khác nhau như nằm và ngồi, thực hiện ít nhất 3 lần trong ngày. Tuy nhiên, với các triệu chứng hiện tại của bạn, tôi nghi ngờ bạn bị cường giáp nhiều hơn là huyết áp thấp. Bạn nên dành thời gian đi khám sớm tại viện xem có bị bệnh lý gì về tim mạch hay cường giáp không. Bởi vì nếu những bệnh lý này không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

3. Mệt mỏi, đau đầu, choáng váng sau ăn có phải huyết áp thấp không? Nguy hiểm không?

Hoangyen Le: Sau mỗi bữa ăn em cảm thấy rất mệt mỏi, đau nhức đầu ức và choáng váng khi đứng lên, giống như bị tụt huyết áp ạ, tình trạng này lặp lại khá nhiều lần khiến em rất khó chịu. Mỗi bữa em ăn chưa được nửa bát cơm nhưng thường xuyên gặp phải các triệu chứng trên có phải bệnh huyết áp thấp không và làm thế nào để trị hết ạ?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Ở những bệnh nhân gặp phải bệnh lý huyết áp thấp sau khi ăn thường dễ gặp phải hiện tượng tụt huyết áp hơn so với những người bình thường, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, choáng váng, đau đầu. Bệnh gây khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân, thậm chí những cơn choáng ngất có thể gây tai nạn bất ngờ hoặc va đập khiến bệnh nhân bị chấn thương. Để biết mình có bị huyết áp thấp không bạn nên đo chỉ số huyết áp ở nhiều thời điểm xem huyết áp trung bình là bao nhiêu. Nếu chỉ số huyết áp thấp, bạn nên ăn ít cơm, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vào đó, bạn nên ăn các thực phẩm hấp thu nhanh như uống sữa ấm để hạn chế tình trạng tụt huyết áp sau ăn.

4. Thay đổi tư thế bị choáng váng, chân tay lạnh, da vàng, kinh nguyệt không đều là bệnh gì?

Trần Thị Thu Hồng: Chào bác sĩ, tôi thường xuyên xây xẩm và choáng khi thay đổi từ tư thế ngồi sang đứng. Năm nay tôi 21 tuổi rồi, năm 15 tuổi tôi từng bị choáng váng và ngất xỉu. Hiện tại thì tình trạng choáng vẫn không giảm bớt, da mặt vàng, sạm, chân và bàn tay, bàn chân hay lạnh, chu kỳ Kinh nguyệt không đều. Triệu chứng của tôi là bị bệnh gì vậy ạ? Và có cách nào để chữa trị không?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Triệu chứng của bạn rất điển hình cho chứng tụt huyết áp tư thế, từ đó dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não. Trước mắt, bạn có thể tự đo huyết áp ở các tư thế nằm, ngồi, đứng để xem có phải bị tụt huyết áp tư thế không. Bên cạnh đó, trong chế độ ăn hằng ngày, bạn cần bổ sung thêm đầy đủ các chất dinh dưỡng và không nên thay đổi tư thế quá đột ngột, đồng thời có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng như yoga sẽ rất tốt với tình trạng bạn đang gặp phải. Chỉ với biểu hiện da sạm, chân tay lạnh, tôi chưa thể kết luận bạn có bị thiếu máu hay không mà bạn cầnđi làm xét nghiệm công thức máu để đánh giá chính xác tình trạng của mình.

5. Choáng váng, vã mồ hôi, bủn rủn chân tay khi thay đổi tư thế có phải huyết áp thấp không?

Hoang Nam Nguyen: Em thường xuyên cảm thấy hoa mắt chóng mặt và choáng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc thay đổi tư thế đột ngột, vã mồ hôi, chân tay bủn rủn, vậy có phải em bị tụt huyết áp phải không? Khi đo huyết áp thường là dưới 100mmHg. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em nên uống thuốc gì, nên ăn gì, uống gì và luyện tập thể dục ra sao?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Việc thay đổi tư thế mà bị xây xẩm thì đó là tình trạng tụt huyết áp tư thế. Còn nếu muốn biết có bị huyết áp thấp hay không thì chưa khẳng định được mà bạn cần đo huyết áp ở nhiều thời điểm để xem chỉ số huyết áp trung bình là bao nhiêu. Bạn nên thay đổi tư thế từ từ, điều chỉnh lại chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn có thể chọn môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ… để rèn luyện cơ thể. Với thuốc điều trị, thuốc tây y chỉ tác động vào triệu chứng, không mang lại hiệu quả bền vững nên chỉ dùng khi tụt huyết áp quá mức. Bạn có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, chẳng hạn như sản phẩm Hồng Mạch Khang, điều hòa huyết áp theo nhiều cơ chế khác nhau, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn, phù hợp để cải thiện tình trạng của bạn hiện tại.

6. Phụ nữ mang thai bị chán ăn, mất ngủ, hay hoa mắt, chóng mặt có phải do huyết áp thấp không?

Trang Luna: Tôi hay bị hoa mắt, chóng mặt, nhất là sau khi ngồi làm việc máy tính trong thời gian dài. Nhiều khi  tôi cũng chán ăn, ăn không ngon miệng và đêm thỉnh thoảng còn không ngủ được. Huyết áp của tôi là 110/70mmHg thì có phải là huyết áp thấp không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi cách chữa trị, tôi có phải dùng thuốc điều trị gì không vì tôi hiện nay tôi đang mang bầu tháng thứ 5 rồi.

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Huyết áp của bạn ở mức 110/70mmHg không phải là chỉ số huyết áp thấp. Tuy nhiên, nếu đo chỉ số huyết áp ở một thời điểm thì chưa thể phản ánh đúng huyết áp trung bình, bạn nên đo huyết áp nhiều lần ở các tư thế đứng, ngồi, nằm mới có thể kết luận bạn có gặp phải bệnh lý này không. Trước mắt, bạn nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt của minh như đi lại nhẹ nhàng, điều chỉnh lại chế độ ăn uống vì việc thường xuyên ngồi máy tính trong lúc mang thai dễ gây thiếu máu lên não. Phụ nữ mang thai đến tháng thứ 5 thường không còn hiện tượng nghén nữa nên việc lựa chọn thực phẩm cũng dễ dàng hơn. Bạn nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no, tăng cường rau xanh, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm vì trong các loại rau này chứa nhiều sắt, axit folic và calci, hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ vì đây là những loại thực phẩm khó tiêu. Ngoài ra bạn nên dành thời gian tới bệnh viện kiểm tra xem có bị thiếu máu, thiếu calci không… để bổ sung kịp thời.

7. Mệt mỏi, hay bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu sau khi sinh là bệnh gì? Làm cách nào khắc phục?

Thuy CaoChào bác sĩ. Chị cháu vừa sinh con được hơn 3 tháng. Từ khi sinh em bé đến giờ chị cháu rất hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Bác sĩ tư vấn giúp cháu chị cháu mắc bệnh gì và nên làm gì để khắc phục tình trạng này? Chị cháu dùng sản phẩm Hồng mạch khang được không ạ?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Phụ nữ sau sinh có nhiều rối loạn trong cơ thể như thay đổi nội tiết tố, quá trình chăm con thường xuyên phải thức khuya, không được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống thiếu khoa học có thể gây rối loạn nhịp hoạt động của đồng hồ sinh học. Nếu các triệu chứng xuất hiện nhiều và nặng, chị bạn nên đi khám xem có bị tụt huyết áp hay thiếu máu sau khi sinh không. Gia đình cũng nên chú ý chăm sóc chị bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp đỡ trong việc chăm sóc con để chị bạn có thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, chị bạn đã sinh con 3 tháng có thể dùng sản phẩm Hồng Mạch Khang để điều hòa huyết áp, nâng cao chất lượng và số lượng máu nhằm sớm cải thiện sức khỏe.

8. Bị tê lưỡi, co rút chân tay khó cử động, huyết áp thấp là bệnh gì?

Phạm Trung Đức: Người thân cháu bị huyết áp thấp, nhưng tự nhiên hôm nay lưỡi bị tê cứng không nói được, chân tay co rút, cử động rất khó khăn, như vậy là bị sao vậy bác sĩ?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Huyết áp thấp có thể dẫn đến mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ kéo dài, suy nhược cơ thể. Không được ngủ đủ giấc trong thời gian dài có thể dẫn tới suy nhược thần kinh, lâu dài gây ra các biểu hiện như tê cứng lưỡi, co cứng toàn thân. Mọi người xung quanh không nên chú ý đến bệnh nhân quá nhiều vì nếu bệnh nhân thấy mình càng được chú ý càng căng thẳng, từ đó khiến cho tình trạng co cứng nặng và kéo dài hơn. Bạn nên sớm đưa người thân của mình đi khám,kiểm tra xem ngoài suy nhược cơ thể còn có nguyên nhân nào khác dẫn tới cơn co cứng hay không, từ đó có hướng điều trị cho phù hợp.

9. Huyết áp thấp có làm rối loạn tình dục, giảm ham muốn ở phụ nữ không?

Le Lu: Chào bác sĩ, tôi bị huyết áp thấp cơ địa từ nhỏ và gần như không có triệu chứng gì. Năm nay tôi 30 tuổi rồi. Nhưng từ khi đi làm,tôi bị tụt huyết áp thường xuyên, hay bị choáng khi đứng lâu, có lẽ là do hay bị căng thẳng. Chân tay tôi rất lạnh, nhất là mùa đông, vì vậy cũng bị mất ngủ thường xuyên. Một điều tế nhị nữa là sinh hoạt vợ chồng cũng trục trặc. Bác sĩ cho tôi hỏi có phải là bệnh huyết áp thấp có làm giảm ham muốn ở phụ nữ không? Tôi cảm thấy rất mệt mỏi, xin bác sĩ tư vấn giúp tôi có cách khắc phục tình trạng này không?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Chào bạn. Thực tế bản thân bệnh huyết áp thấp đơn thuần không gây ra suy giảm ham muốn tình dục. Nhưng nếu để huyết áp thấp kéo dài không điều trị sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, hay bị mất ngủ, suy nhược cơ thể có thể gây ra rối loạn tình dục. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên bạn nên điều chỉnh lại công việc của mình, tránh căng thẳng quá mức và có chế độ ăn uống kho học, nghỉ ngơi đầy đủ hơn. Bạn nên ổn định tâm lý bằng cách tham gia một số câu lạc bộ thể dục thể thao, dành thời gian đi du lịch…, từ đó có thể cải thiện được đời sống tình dục. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sungthêm một số sản phẩm có chứa các thảo dược như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu... để giúp điều hòa và ổn định huyết áp, giảm các triệu chứng huyết áp thấp đang gặp phải.

Cách điều trị huyết áp thấp đạt hiệu quả lâu dài, phòng ngừa biến chứng

Không có phác đồ thuốc cụ thể để điều trị cho tất cả các thể bệnh huyết áp thấp, mà thuốc tây y hiện nay chủ yếu điều trị triệu chứng. Do vậy, điều quan trọng để đẩy lùi huyết áp thấp là bổ sung đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hằng ngày. Ngoài ra, người bệnh cần có lối sống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài.

Từ xa xưa, nhiều bài thuốc dân gian từ thảo dược cũng là một trong những lựa chọn để điều trị huyết áp thấp đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là Đương quy giúp kích thích tủy xương tăng tạo máu, bổ máu, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, điều chỉnh ổn định huyết áp. Bên cạnh đó thì Xuyên tiêu lại có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả tốt hơn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, từ đó giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, dễ tiêu hơn. Ích trí nhân cũng vậy, giúp làm ấm cơ thể, tăng cường chức năng tim, thận, tăng lưu thông máu, giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, chân tay lạnh. Người bệnh huyết áp thấp hoàn toàn có thể lựa chọn các loại sản phẩm chứa thảo dược này để sớm cải thiện bệnh, nâng cao sức khỏe.

Chuyên gia tư vấn về thảo dược trị HAT

1. Người bệnh huyết áp thấp nên sử dụng loại thuốc đông y nào là tốt nhất?

Trần Ngọc Như Ý: Mẹ tôi bị bệnh huyết áp thấp từ chục năm nay, chỉ số huyết áp thường chỉ xấp xỉ ở mức 80/55mmHg. Có những lần tụt huyết áp, mẹ tôi bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là té ngất vài lần. Mẹ tôi cũng đi khám và dùng nhiều loại thuốc.Thuốc tây làm tăng huyết áp rất nhanh nhưng mẹ tôi cứ ngưng uống thuốc thì bệnh lại tái phát. Tôi không giám để mẹ dùng thuốc tây lâu vì sợ có tác dụng phụ. Tôi muốn hỏi giờ mẹ tôi chuyển sang dùng thuốc đông y được không. Nếu được thì mẹ tôi nên dùng loại nào là tốt nhất?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Với trường hợp bệnh nhân có huyết áp thấp quá mức hoặc tụt huyết áp do mất nước, do sử dụng thuốc… thì bác sĩ có thể cho sử dụng một số loại thuốc co mạch để nâng huyết áp tạm thời cho bệnh nhân. Trường hợp của mẹ bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược như Hồng Mạch Khang - giúp cải thiện cả số lượng, chất lượng máu, ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, mẹ bạn nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt cho phù hợp hơn, không ăn quá no hoặc bỏ bữa. Ngoài ra, mẹ bạn cũng nên tham gia một số hoạt động xã hội để có tinh thần thoải mái, tăng cường vận động hoặc tham gia thể dục thể thao nhẹ nhàng. Sức khỏe tinh thần tốt thì sức khỏe của mẹ bạn cũng sẽ cải thiện theo chiều tốt hơn.

2. Với người bệnh huyết áp thấp, sản phẩm Hồng Mạch Khang có tác dụng gì?

Lê Hường: Năm nay cháu 20 tuổi. Bình thường chỉ số huyết áp của cháu là 92/54,mmHg, nhịp tim 60. Bàn tay ,bàn chân cháu lạnh, lâu lâu bị nhói đau nửa đầu và đứng dậy nhanh bị hoa mắt. Cháu còn hay quên nữa ạ, có thể là do áp lực trong việc học. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu có bị huyết áp thấp không? Cháu dùng sản phẩm Hồng Mạch Khang có được không ạ? Hồng Mạch Khang có tác dụng gì với bệnh huyết áp thấp không ạ?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Chỉ số huyết áp 92/54mmHg là khá thấp, đồng thời bạn có các triệu chứng huyết áp thấp rất điển hình. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng được sản phẩm Hồng Mạch Khang. Đây là sản phẩm có tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng sức đề kháng và kích thích tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn, đẩy lùi triệu chứng và ổn định chỉ số huyết áp. Ngoài ra bạn nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tránh học tập quá căng thẳng, mệt mỏi, ngủ đủ giấc, tập thể dục hằng ngày và ăn uống đa dạng dinh dưỡng hơn thì kết hợp với sử dụng sản phẩm Hồng Mạch Khang mới đạt hiệu quả cao được.

3. Phụ nữ sau khi sinh bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dùng Hồng Mạch Khang được không?

Nam Le: Vợ em mới sinh em bé, sau khi sinh thường xuyên gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt, đau đầu và rất khó tập trung vào bất cứ việc gì. Bác sĩ cho em hỏi có phải  vợ em bị huyết áp thấp không? Sử dụng Hồng Mạch Khang có được không?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Các triệu chứng vợ bạn đang gặp phải chưa hoàn toàn là do huyết áp thấp gây ra. Vợ bạn cần đo chỉ số huyết áp để biết chính xác có bị huyết áp thấp hay không. Với phụ nữ sau sinh, các mạch máu thường giãn hơn so với người bình thường, nồng độ nội tiết tố thay đổi, chăm sóc con nhỏ  không được ngủ nghỉ đầy đủ có thể gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và suy giảm trí nhớ. Trước mắt, bạn có thể tự đo huyết áp cho vợ, đồng thời xem lại xem chế độ sinh hoạt của vợ bạn có bị thay đổi nhiều do chăm sóc con hay không. Nếu vợ bạn bị huyết áp thấp, suy nhược cơ thể, thiếu máu thì hoàn toàn có thể dùng sản phẩm Hồng Mạch Khang để ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe, giảm bớt triệu chứng hiện tại. Sản phẩm này rất an toàn, phù hợp với phụ nữ sau khi sinh. Đồng thời, bạn nên giúp đỡ vợ trong các công việc thường ngày để vợ bạn có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.

4. Bị đau đầu trong 1 tháng, mệt mỏi, huyết áp chỉ ở mức 90/60mmHg nhưng dùng thuốc không cải thiện phải làm sao?

Đỗ Thị Ngọc Yến: Tôi bị huyết áp thấp, chỉ số huyết áp 90/60mmHg,đau đầu đã một tháng nay. Tôi đã đi khám và uống thuốc. Hiện tại tôi đã hết đau đầu nhưng huyết áp của tôi vẫn không cải thiện được. Sau ngừng uống thuốc được khoảng 10 ngày, tôi lại bị đau đầu và rất mệt mỏi. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi phải làm thế nào ạ.

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Chỉ số huyết áp  của bạn ở mức thấp mới phát hiện được cách đây 1 tháng chưa thể khẳng định được có phải bệnh lý không, bạn nên kiểm tra lại xem thời gian trước đó có bị sốt hay rối loạn tiêu hóa gây mất nước không?. Bạn đã điều trị bằng thuốc mà vẫn chưa đỡ. Theo tôi, bạn cần song song điều chỉnh lối sống cho hợp lý hơn, tránh làm việc quá căng thẳng. Bạn cũng nên nghỉ trưa trong khoảng 20 - 40 phút và ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, bạn cũng cần có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hơn, tăng cường các loại ngũ cốc, rau xanh, hoa quả và bổ sung vitamin tổng hợp. Ngoài ra, bạn nên dành thời gian để tham gia một số bài tập như yoga, taichi… để ổn định huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể.

5. Thiếu canxi, thường xuyên bị tụt huyết áp nhưng uống thuốc không đỡ phải làm thế nào?

Thủy Tiên Nguyễn: Chào bác sĩ, năm nay em 31 tuổi.Em rất hay bị tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, chân tay bủn rủn, hoa mắt chóng mặt, khó ngủ, chán ăn, đầy hơi. Tình trạng này đã kéo dài được 1 tháng rồi ạ. Em đi khám bác sĩ kết luận là bị thiếu canxi, em đang uống thuốc của bác sĩ được 10 ngày nay rồi mà vẫn chưa thấy đỡ. Em nên làm thế nào ạ?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Theo tôi các biểu hiện bạn đang gặp phải có thể do nguyên nhân suy nhược cơ thể gây ra chứ không đơn thuần chỉ là huyết áp thấp. Hiện tại bạn đã đi thăm khám, không bị các bệnh suy tim, suy thận, mà bị thiếu canxi. Vì vậy, bạn vẫn nên bổ sung canxi theo đúng chỉ định của bác sỹ, bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các sản phẩm từ thảo dược Xuyên tiêu, ích trí nhân, Quy đầu và có chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám xem mình có đang có thai hay không vì việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần cân nhắc thật kỹ trong khi mang thai.

6. Bị huyết áp thấp nên ăn gì, uống gì để sớm cải thiện bệnh?

Đàm Sơn: Chào bác sỹ, năm nay em 25 tuổi, em bị huyết áp thấp từ hồi học cấp 3. Em thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, mặc dù đã dùng một số loại thuốc nhưng vẫn không đỡ. Mong bác sỹ tư vấn giúp em, em nên ăn uống như thế nào, uống thuốc gì để tăng huyết áp tăng ạ?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Thông thường khi có bất kể triệu chứng gì như đau đầu, chóng mặt, bệnh nhân huyết áp thấp đều nghĩ tới việc sử dụng thuốc để giảm bớt. Tuy nhiên, không có bất kỳ phác đồ cụ thể  nào phù hợp với tất cả các thể bệnh huyết áp thấp. Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu như vậy, bạn cần  xem xét lại xem chế độ ăn uống đã phù hợp chưa, có bị quá sức hay bị áp lực tâm lý gì trong công việc không, có chơi môn thể thao nào mất nhiều sức lực hoặc có lạm dụng rượu bia, cafe hay không? Tất cả các vấn đề trên đều có thể khiến đau đầu tiến triển nặng hơn. Vì vậy, trước khi nghĩ đến sử dụng thuốc để cải thiện, bạn nên điều chỉnh lại lối sống khoa học, thực hiện một số phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp để giảm đau hoặc sử dụng sản phẩm Hồng Mạch Khang để cải thiện.

7. Người bệnh huyết áp thấp có nên dùng Hồng Mạch Khang với liều 6 viên/ngày để cải thiện không?

Đình Cường: Chỉ số huyết áp của em thấp, khoảng 90/60 mmHg. Em đã di khám tại bệnh viện lão khoa TW, bác sĩ hướng dẫn cho em dùng sản phẩm Hồng Mạch Khang với liều 2 viên/ngày, mà hướng dẫn sử dụng trong hộp sản phẩm lại là dùng 6 viên/ngày. Vậy em có thể tăng liều dùng lên 6 viên được không ạ? Em thấy sản phẩm cũng khá tốt, vừa bổ máu lại cải thiện nâng cả huyết áp, vậy em dùng lâu dài có được không?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Bạn bị huyết áp thấp, hoàn toàn có thể tăng liều 6 viên/ngày theo như toa hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng duy trì trong khoảng 3 - 6 tháng để cải thiện triệu chứng, ổn định chỉ số huyết áp một cách hiệu quả và lâu dài.

8. Huyết áp kẹt nhưng không có triệu chứng gì có cần phải điều trị không?

Mai Lê: Chào bác sĩ. Năm nay cháu 17 tuổi, chỉ số huyết áp trung bình của cháu khoảng 98/79mmHg nhưng cháu không bị chóng mặt hay hoa mắt gì cả. Huyết áp của cháu như vậy có được coi là bình thường không và cháu có cần phải điều trị không ạ?

ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh:

Chỉ số huyết áp ở mức 98/79mmHg của bạn là huyết áp kẹt. Đây là hiện tượng mà khoảng cách giữa chỉ số huyết áp dưới và huyết áp trên nhỏ hơn 20 mmHg. Huyết áp kẹt nguy hiểm hơn huyết áp thấp rất nhiều, đa phần gặp phải trong các bệnh lý cấp tính, mãn tính như tổn thương van tim, suy tim,... Thời gian đầu, các bệnh nàykhông gây ra triệu chứng gì rõ ràng cả nhưng tiến triển âm thầm, nên bệnh nhân thường chủ quan, không thăm khám và điều trị, để bệnh nặng hơn. Tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp.

Bạn có thể xem toàn bộ chương trình giao lưu trực tuyến với ThS.Bs. Hà Thị Vân Anh dưới đây:

Xem thêm:

Chuyên gia tư vấn về suy nhược cơ thể, thiếu máu não và cách điều trị

Sản phẩm Hồng Mạch Khang – Liệu pháp tự nhiên cho người huyết áp thấp

Ban thư ký chương trình

------------------------------

Giải pháp hiệu quả cho người bệnh huyết áp thấp từ thảo dược: