Thiếu máu kéo dài có thể gây tình trạng mệt mỏi triền miên, thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng,… ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Mặc dù không khó để điều trị, nhưng bệnh thường khó phát hiện bởi các triệu chứng diễn biến âm thầm và dễ bị bỏ qua.

Vậy có cách nào để chẩn đoán thiếu máu chính xác? Người bệnh sẽ cần thực hiện những xét nghiệm nào? Cùng tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên qua bài viết sau.

Chẩn đoán thiếu máu dựa trên triệu chứng lâm sàng

Trước tiên, bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Triệu chứng bên ngoài có thể nặng, nhẹ tùy vào mức độ thiếu máu của từng người, bao gồm:

- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

- Mệt mỏi, choáng váng.

- Giảm khả năng tập trung.

- Suy giảm trí nhớ

- Chán ăn, ăn không ngon miệng

- Tức ngực, khó thở nhất là khi gắng sức

- Cảm giác hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.

- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.

- Móng tay khô, dễ gãy

- Tóc khô, dễ rụng

Sau khi xem xét các biểu hiện, triệu chứng trên, bác sĩ sẽ khai thác tới lối sống, tiền sử bệnh của bạn cũng như người thân trong gia đình để việc định hướng chẩn đoán chính xác hơn. Ngoài ra cũng cần lưu tâm tới những biểu hiện bệnh lý kèm theo thiếu máu chẳng hạn như: Sốt, nhiễm khuẩn, vàng da…

Xem thêm: Tổng hợp mọi thông tin bạn nên biết về bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu thường gây triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…

Nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng trên hoặc nghi ngờ mắc bệnh thiếu máu, hãy sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0988.946.068 để được tư vấn về các phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay.

Phân tích công thức máu giúp chẩn đoán thiếu máu chính xác nhất

Phân tích công thức máu là xét nghiệm quan trọng và không thể thiếu trong chẩn đoán xác định bệnh thiếu máu và mức độ thiếu máu. Trong đó có các chỉ số sinh hóa sau sẽ được quan tâm:

RBC – Số lượng hồng cầu

Hồng cầu là tế bào được sản sinh từ tủy xương, có chức năng vận chuyển O2 trong cơ thể. Mỗi 1cm3 máu sẽ có khoảng 4.2 – 5.9 triệu tế bào hồng cầu. Khi bạn bị thiếu máu chỉ số RBC của bạn xuống dưới ngưỡng trên.

Huyết sắc tố (HGB – Hemoglobin)

Hemoglobin hay huyết sắc tố là protein có trong tế bào hồng cầu, đảm nhận chức năng trao đổi khí O2 và CO2 giữa phổi và các mô, tổ chức trong cơ thể. Giá trị thay đổi phụ thuộc giới tính, cụ thể như sau:

- Nam giới: HGB nằm trong khoảng 13 – 18 g/dl (Tương đương 8.1 – 11.2 mmol/l)

- Nữ giới: HGB nằm trong khoảng 12 – 16 g/dl (Tương đương 7.4 – 9.9 mmol/l)

Nếu chỉ số này thấp hơn ngưỡng bình thường, người bệnh có thể được chẩn đoán bị thiếu máu hoặc gặp phải bệnh lý gây tan máu.

Hematocrit – HCT

HCT là tỉ lệ phần trăm thể tích hồng cầu trong một đơn vị máu. Với những người bệnh thiếu máu, chỉ số HCT sẽ giảm xuống dưới 45% - 52 % ở nam giới và 37% - 48% đối với nữ giới.

Chỉ số MCV, MCH, MCHC

MCV là thể tích trung bình của hồng cầu, MCH là số lượng huyết sắc tố có trong 1 tế bào hồng cầu, còn MCHC là nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong 1 đơn vị máu. 3 chỉ số này sẽ cho biết đặc điểm bệnh thiếu máu của bạn là gì? Đó là thiếu máu hồng cầu nhỏ, to hay bình thường? Đó là thiếu máu nhược sắc hay đẳng sắc?

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tham khảo thêm một vài chỉ số khác chẳng hạn như: RDW (Độ phân bố hồng cầu) hay chỉ số hồng cầu lưới…

Phân tích công thức máu (CBC) là phương pháp giúp chẩn đoán thiếu máu chính xác 

Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu

Để điều trị thiếu máu hiệu quả, ngoài việc chẩn đoán chính xác mức độ, đặc điểm của bệnh, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

- Xét nghiệm sinh hóa

- Kỹ thuật kháng globulin (test Coombs): dùng để xác định nguyên nhân thiếu máu là do bệnh tan máu bẩm sinh, thiếu máu tan máu tự miễn hay thiếu máu do dị ứng thuốc.

- Xét nghiệm enzym G6PD

- Soi dạ dày, đại trực tràng: Xác định nguyên nhân mất máu gây thiếu máu

- Xét nghiệm đánh giá nồng độ các tiền tố tạo máu: Sắt, acid folic,vitamin B12…

- Xét nghiệm tủy đồ

Xem thêm: Lý giải 5 nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất hiện nay

Giải pháp tối ưu dành cho người bệnh thiếu máu

Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng thiếu máu bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên như Hồng Mạch Khang. Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao và đã có rất nhiều người bệnh tin tưởng, lựa chọn. Nhờ khả năng kích thích tủy xương tăng sinh tế bào hồng cầu, tăng lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể và hỗ trợ hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa, tim, thận, sản phẩm sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, da xanh tái… do bệnh thiếu máu gây ra.

Cùng với sản phẩm bổ trợ từ tự nhiên, người bệnh thiếu máu cũng nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia mà bạn nên lưu tâm:

- Uống đủ nước mỗi ngày (2 lít/ngày)

- Tăng cường thực phẩm chứa nhiều tiền tố tạo máu, chẳng hạn như: Thịt bò, gan động vật, trứng, sữa, rau màu xanh đậm, tôm, cua, cá…

- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, C, K như: Bông cải xanh, rau bina, cam, bưởi, chanh, kiwi…

- Ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích khác.

- Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, giảm những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.

- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể đồng thời giúp tinh thần luôn được vui vẻ, thoải mái.

Xem thêm: Các phương pháp điều trị thiếu máu hiệu quả

Ds. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/diagnosis-treatment/drc-20351366

http://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-symptoms#1