Rối loạn tiền đình đang ngày một phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bất kỳ ai mắc phải. Theo thống kê, có khoảng 69 triệu người Mỹ bị bệnh, con số này tại nước ta cũng đang ở mức báo động. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, giải pháp phòng và trị hiệu quả giúp bạn chủ động đẩy lùi chứng bệnh này. 

Rối loạn tiền đình là bệnh lý như thế nào?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng mất khả năng kiểm soát thăng bằng kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt xảy ra thường xuyên. Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não, giúp chúng ta duy trì tư thế, sự cân bằng và đảm bảo phối hợp động tác toàn thân. Bất kỳ một tổn thương nào xảy ra tại đây đều có thể gây ra chứng bệnh này.

Biểu hiện của rối loạn tiền đình

Triệu chứng của rối loạn tiền đình thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như thiểu năng tuần hoàn não, huyết áp thấp, thiếu máu… Tuy nhiên, bệnh cũng có những dấu hiệu đặc trưng riêng giúp bạn nhận diện được, điển hình như:

- Mất thăng bằng và mất khả năng định hướng không gian: Người bệnh khó khăn để duy trì tư thế thẳng đứng, dễ vấp ngã, vụng về khi phối hợp các động tác, có xu hướng nhìn xuống dưới hoặc chạm, giữ một vật gì đó mới đứng vững được.

Người bệnh rối loạn tiền đình khó khăn để giữ thăng bằng

- Hoa mắt, chóng mặt: Cảm giác lâng lâng như thể mọi vật đều di chuyển xoay tròn, xuất hiện ngay cả khi đang ngồi yên tại một vị trí cố định.

- Rối loạn thị giác: Khó tập trung theo dõi mọi vật bằng mắt, khó chịu khi đứng giữa đám đông hoặc nhìn xa, nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng nhấp nháy, đèn huỳnh quang…

- Thay đổi thính giác: Ù tai, mất thính lực, nhạy cảm với tiếng ồn, những âm thanh lớn có thể khiến cho các triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng tăng lên.

- Thay đổi nhận thức: Khó tập trung, hay quên, dễ nhầm lẫn, mất phương hướng và khó khăn để hiểu các chỉ dẫn hoặc tham gia vào những cuộc hội thoại.

- Rối loạn tâm lý: Thường xuyên lo lắng, phiền muộn, hay hoảng loạn, mất tự chủ hoặc cảm giác bị cô lập.

- Triệu chứng khác: Buồn nôn, nôn mửa; cảm giác nôn nao khó chịu, dễ bị say tàu xe; đau nhức, nặng nề trong tai, nhức đầu, nói lắp…

Những cơn hoa mắt chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng… do rối loạn tiền đình gây quá nhiều mệt mỏi và phiền toái cho bạn? Đừng lo lắng, hãy gọi ngay để được tư vấn về giải pháp trị hiệu quả sớm đẩy lùi bệnh.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Bất cứ một tác nhân nào làm tổn thương tới hệ thống tiền đình - ốc tai đều có khả năng gây rối loạn tiền đình, trong đó thường gặp là các nguyên nhân sau:

- Nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây viêm tai, viêm dây thần kinh tiền đình.

- Tai nạn, chấn thương vùng đầu.

- Giảm lưu lượng máu não do huyết áp thấp, thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não…

- Bệnh lý mạch máu não, u dây thần kinh.

- Nhiễm độc tiền đình do tác dụng phụ của thuốc như kháng sinh nhóm aminoglycoside, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…

- Mất ngủ hoặc thường xuyên căng thẳng, stress quá mức.

- Người cao tuổi, phụ nữ sau sinh là những đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình.

Căng thẳng, stress làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình

 

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng rối loạn tiền đình lại gây nhiều ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

- Cơ thể luôn mệt mỏi kèm theo những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt khiến người bệnh khó khăn khi thực hiện bất cứ hoạt động nào, dễ bị té ngã, tai nạn khi đang lái xe, trèo cao, leo cầu thang… gây ra những chấn thương nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

- Tổn thương thính giác, nhẹ thì ù tai hoặc nặng hơn có thể gây điếc.

- Cảm xúc thay đổi, buồn vui, nóng giận thất thường.

- Giảm sự tập trung, chú ý trong mọi việc khiến hiệu suất công việc sụt giảm.

- Gây nhiều biến chứng nguy hiểm lên hệ thần kinh, tim mạch, huyết áp…

Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phổ biến hiện nay

Thuốc tây y:

Thuốc tây vẫn là chỉ định chính trong điều trị rối loạn tiền đình nhằm giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng. Một số nhóm thuốc thường dùng bao gồm:

- Thuốc kháng histamin hoặc kháng cholinergic để giảm nhanh tình trạng chóng mặt, buồn nôn, nôn.

- Thuốc tăng cường tuần hoàn giúp cải thiện lưu thông máu lên não và giảm chóng mặt, ù tai.

- Thuốc kháng sinh và chống viêm trong trường hợp có viêm tai giữa, viêm dây thần kinh tai.

- Thuốc giảm đau.

- Thuốc an thần.

Tuy nhiên, các thuốc này chỉ đẩy lùi triệu chứng tạm thời mà không giải quyết được căn nguyên gây rối loạn tiền đình và chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ, do vậy không nên quá lạm dụng.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình:

Một hướng đi tiềm năng được các chuyên gia đánh giá cao hiện nay trong điều trị rối loạn tiền đình là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ bộ 3 thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu, điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang. Sự kết hợp này sẽ giúp bổ máu, tăng lưu lượng tuần hoàn và nâng huyết áp bền vững từ đó giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh đó là huyết áp thấp, thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tăng khả năng ghi nhớ, tập trung cho người bệnh.

Và thực tế cũng chứng minh, rất nhiều người bị rối loạn tiền đình đã ổn định lại cuộc sống và nâng cao thể trạng nhờ giải pháp thảo dược này. Câu chuyện dưới đây của chị Lan (0898.904.631 - đường Trịnh Như Khuê, ấp 3, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP HCM) sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm cho bản thân:

Chị Lan chia sẻ kinh nghiệm trị rối loạn tiền đình lâu năm

Xem thêm: Thông tin về sản phẩm Hồng Mạch Khang hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Lối sống khoa học dành cho người bệnh rối loạn tiền đình:

Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ góp phần giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiền đình mà còn hỗ trợ ngăn chặn bệnh tái phát. Người bệnh nên:

- Uống đủ nước trung bình 1,5 – 2 lít mỗi ngày để tăng lưu lượng máu tuần hoàn.

- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các loại đồ uống chứa caffein như cà phê, trà đặc, nước tăng lực…

- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối, đường, thức ăn ăn, chế biến sẵn, các loại bánh kẹo ngọt…

- Tăng cường thực phẩm giàu acid folic như ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ, cải bó xôi, đậu lăng, cam, dưa vàng, trứng, măng tây… sẽ giúp sữa chữa những khuyết điểm trong hệ thống tiền đình.

- Bổ sung đa dạng các loại vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, magie từ các loại thực phẩm như hải sản, thịt gia cầm, sữa, nấm, trái cây họ cam chanh, các loại hạt…

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng giúp đẩy lùi rối loạn tiền đình hiệu quả

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về rối loạn tiền đình, từ đó có thể chủ động xây dựng cho bản thân một kế hoạch phòng và trị bệnh hợp lý nhất.

Ds. Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder

https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder/symptoms

https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder/treatment

https://www.medicinenet.com/vestibular_balance_disorders/article.htm#what_causes_a_balance_disorder