Trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng đôi ba lần gặp triệu chứng choáng váng mất thăng bằng. Tình trạng này có thể nhanh chóng thuyên giảm mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào cho sức khỏe. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên, choáng váng mất thăng bằng lại chính là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm cần sớm được điều trị.
Choáng váng mất thăng bằng, triệu chứng xuất hiện ở hơn 10 bệnh lý
Choáng váng mất thăng bằng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm:
- Nhiễm trùng tai và các vấn đề bất thường tai trong gây rối loạn tiền đình.
- Thiếu máu, thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não).
- Huyết áp thấp, nhất là dạng huyết áp thấp tư thế.
- Chứng đau nửa đầu gây chóng mặt và nhạy cảm với các chuyển động.
- Bệnh Meniere làm thay đổi lượng dịch tai trong gây ra các triệu chứng choáng váng mất thăng bằng, mất thính giác, ù tai…
- Huyết áp cao.
- Khối u trong não.
- Hạ đường huyết quá mức.
- Mất cân bằng các chất hóa học trong não bộ.
- Chấn thương vùng đầu, hoạt động thể chất cường độ cao,.. gây thay đổi áp suất khí, làm chất lỏng tai trong bị rỏ rỉ vào tai giữa, khiến người bệnh choáng váng mất cân bằng.
- Bệnh tim mạch: rối loạn nhịp tim, hẹp mạch vành, bệnh cơ tim phì đại... làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn và có thể gây ra hiện tượng choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu
- Ngoài ra, choáng váng mất thăng bằng có thể xuất hiện khi bị say tàu xe, say sóng, gặp tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng…
Choáng váng mất thăng bằng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Choáng váng mất thăng bằng có thể do nhiều nguyên nhân và cần sớm được điều trị để tránh rủi ro đáng tiếc. Để được tư vấn về những giải pháp giúp trị bệnh hiệu quả, hãy liên hệ ngay tới số 0988.946.068
Cách xử trí nhanh chóng khi bị choáng váng mất thăng bằng
Khi có triệu chứng choáng váng mất thăng bằng, để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng này và hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra, bạn nên:
- Ngay lập tức dừng mọi công việc đang làm.
- Nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát.
- Hít sâu thở chậm để điều hòa khí huyết.
- Uống 1 – 2 cốc nước lọc nhằm tăng cường tuần hoàn máu.
- Kê chân cao hơn đầu một chút để tăng cường lưu thông máu lên não, giúp giảm triệu chứng choáng váng mất thăng bằng hiệu quả.
- Nghỉ ngơi cho tới khi hồi phục hoàn toàn mới quay lại với công việc.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nguy hiểm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời:
- Đau đầu, đau cổ.
- Chấn thương đầu gây mất máu nhiều.
- Sốt quá cao, đã dùng thuốc nhưng không thể hạ sốt.
- Mờ mắt, không nghe rõ hoặc gặp khó khăn khi nói.
- Tê hoặc ngứa ran khắp cơ thể.
- Ngất xỉu quá 5 phút.
- Đau tức ngực, khó thở.
- Buồn nôn, nôn ói liên tục.
3 cách điều trị choáng váng mất thăng bằng hiệu quả
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
- Uống nhiều nước hơn, bởi lẽ mất nước chính là nguyên nhân gây choáng váng mất cân bằng, do đó mỗi người nên đặt mục tiêu 8 cốc nước/ngày (tương đương 1.5 – 2 lít nước/ngày).
- Tránh dùng đồ uống có cồn, caffein như rượu bia, soda, nước tăng lực, cà phê, trà đen,… bởi chúng khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ, dễ tiêu như rau xanh (rau cải, súp lơ, bắp cải…), trái cây tươi (chuối, việt quất, nho, táo, lê, cam…), bánh mỳ trắng,…
Thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nếu đang nằm thì nên chuyển qua tư thế ngồi một lát trước khi đứng dậy.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức quá khuya. Nếu thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ có thể dùng một số liệu pháp tự nhiên như uống trà hoa cúc, bồ công anh…
- Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức bằng cách trò chuyện cùng người thân để giảm bớt gánh nặng tâm lý.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các bài tập vừa sức như: Yoga, ngồi thiền, đi bộ, hít sâu thở chậm, đạp xe, tập bơi…
- Hạn chế chấn thương đầu: Đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn khi tham gia giao thông; không leo trèo ở những nơi nguy hiểm; hạn chế các môn thể thao cường độ cao như đấm bốc, bóng đá, bóng bầu dục…
Tập Yoga giúp bạn cải thiện triệu chứng choáng váng mất thăng bằng hiệu quả
Điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa
Để cải thiện nhanh triệu chứng choáng váng mất thăng bằng, tránh tái phát, người bệnh cần xác định và điều trị triệt để nguyên nhân nền, cụ thể:
- Tham vấn ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc bạn đang sử dụng như: thuốc lợi tiểu, huyết áp, an thần, chống trầm cảm, kháng sinh hay giảm đau mạnh,… Nếu đây chính là nguyên nhân gây triệu chứng choáng váng mất thăng bằng của bạn, bạn có thể ngưng thuốc hoặc đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Choáng váng mất thăng bằng là do khối u: người bệnh cần một vài động tác vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u.
- Nếu là do tập thể dục quá sức, hạ đường huyết tạm thời: cần được nghỉ ngơi, ăn đủ bữa, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và không nên để bản thân quá đói hoặc quá no.
- Trong trường hợp nguyên nhân là do các bệnh lý như huyết áp thấp, thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn, rối loạn tiền đình… thì bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo kết hợp cùng sản phẩm từ thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu như Tpbvsk Hồng Mạch Khang, nhằm giúp ổn định huyết áp, bổ máu, tăng cường tuần hoàn, nhờ đó cải thiện triệu chứng choáng váng mất thăng bằng một cách tự nhiên, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?
Chủ quan nghĩ rằng choáng váng mất thăng bằng chỉ là biểu hiện đơn thuần không có gì nguy hiểm, chính là sai lầm của phần đông mọi người. Do vậy, ngay khi có những biểu hiện này, hãy sớm thăm khám và thực hiện theo những lời khuyên trong bài viết trên để nhanh chóng cải thiện và phòng ngừa những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Ds. Cao Thủy
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/balance-problems/symptoms-causes/syc-20350474
https://www.healthline.com/symptom/poor-balance
https://www.audiologicpc.com/resources/balance-treatment/