Ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt chóng mặt là hiện tượng rất nhiều người từng bỏ qua khi gặp phải vì nghĩ rằng sẽ chẳng nguy hại gì. Nhưng, chính những dấu hiệu tưởng như đơn giản này lại là điềm báo trước của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần phải điều trị ngay.     

Ngồi xuống đứng lên hoa mắt chóng mặt là bệnh gì?

Hiện tượng hoa mắt chóng mặt, choáng váng xảy ra khi đứng lên là biểu hiện rất điển hình của bệnh hạ huyết áp tư thế, tình trạng giảm huyết áp liên quan đến sự thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng.

Bình thường, khi đứng dậy, do lực hấp dẫn nên máu sẽ dồn xuống chân, lượng máu trở về tim giảm khiến huyết áp hạ xuống. Để bù lại, các thụ thể cảm áp (baroreceptor) nằm ở động mạch chủ và động mạch cảnh sẽ nhận biết điều đó, gửi thông báo lên hệ thần kinh để chỉ huy tim tăng nhịp đập và co mạch máu lại nhằm kéo huyết áp lên nhanh chóng. Bởi vậy, bạn không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào.

Tuy nhiên, nếu quá trình trên bị gián đoạn, huyết áp sẽ tụt thấp quá mức mà không tự điều chỉnh cân bằng lại được, lượng máu lên não giảm, làm xuất hiện triệu chứng chóng mặt, choáng váng, nhìn mờ, mặt mũi tối sầm… Đây chính là tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng.

Ngồi xuống đứng lên hoa mắt chóng mặt là biểu hiện của hạ huyết áp tư thế

Nếu tình trạng hoa mắt, chóng mặt do hạ huyết áp tư thế đang gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn, đừng ngần ngại, hãy gọi đến số điện thoại/zalo: 0988.946.068 để được tư vấn giải pháp khắc phục.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế

- Hạ huyết áp tư thế xảy ra khi quá trình điều hòa huyết áp tự nhiên của cơ thể bị gián đoạn, nguyên nhân có thể là do:    

- Bệnh tim như nhịp tim chậm, suy tim, hẹp/hở van tim… khiến tim co bóp yếu, không đáp ứng đủ kịp thời nhu cầu của cơ thể khi đứng lên.

- Bệnh lý tại hệ thần kinh tự trị (hệ thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát huyết áp và nhịp tim), khiến tín hiệu điều hòa huyết áp bị sai lệch.

- Giảm lượng máu tuần hoàn do mất máu, thiếu máu hoặc mất nước.

- Bệnh nội tiết như tiểu đường, suy giáp, suy thượng thận

- Tác dụng phụ của thuốc hạ áp điều trị huyết áp cao, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch…

- Các thụ thể cảm áp ở mạch máu kém nhạy bén do quá trình lão hóa của tuổi tác, bởi vậy hạ huyết áp tư thế thường gặp ở người lớn tuổi.


Người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị hạ huyết áp tư thế

Cần làm gì khi ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt chóng mặt?

Nếu có hiện tượng chóng mặt khi đứng lên, đầu tiên bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và thuốc đang sử dụng hằng ngày. Nếu không có gì bất thường thì bạn hãy đi khám để tìm nguyên nhân. Trong trường hợp bị hạ huyết áp tư thế, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc tây

Thuốc tây thường được chỉ định khi bị hạ huyết áp tư thế nặng, một số thuốc thông dụng là midodrine (orvaten), heptaminol (heptamyl), fludrocortison, droxidopa... Chúng có tác dụng co mạch máu, gây giữ nước trong cơ thể để làm tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, để hạn chế tác dụng phụ xảy ra, bạn chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn theo hướng dẫn của bác sỹ.

Dùng Hồng Mạch Khang để ổn định huyết áp

Nếu chưa cần thiết phải dùng đến thuốc tây thì những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên, chẳng hạn như viên uống Hồng Mạch Khang sẽ là lựa chọn an toàn và tối ưu, giúp người bệnh ổn định lại huyết áp.   

Với thành phần là các thảo dược quý như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu, giúp bổ máu và tăng cường lưu thông máu, cải thiện tính nhạy bén của các thụ thể cảm áp, Hồng Mạch Khang hỗ trợ nâng huyết áp, cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng khi bị hạ huyết áp tư thế. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cũng cho thấy, 96.7% người bệnh đạt hiệu quả tốt khi sử dụng Hồng Mạch Khang.  

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của Bác Phạm Hồi (Vân Du, Ân Thi, Hưng Yên) là một trường hợp bị huyết áp thấp tư thế điển hình, nhưng nhờ dùng Hồng Mạch Khang mà hiện tượng chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống không còn xuất hiện, huyết áp cũng trở về ổn định chỉ sau 3 tháng. Mời bạn theo dõi qua video sau:

Bác Hồi không còn bị hạ huyết áp tư thế nhờ dùng Hồng Mạch Khang

Xem thêm:

Thông tin về viên uống Hồng Mạch Khang chuyên hỗ trợ trị huyết áp thấp

Thay đổi lối sống khoa học

- Không đột ngột đứng dậy, khi đang nằm hoặc ngồi và muốn chuyển tư thế thì nên thay đổi nhẹ nhàng, chậm rãi để cơ thể kịp thời thích nghi. Buổi sáng nên uống 1 cốc nước trước khi bước chân khỏi giường.

- Không nên ngồi yên hoặc đứng lâu một chỗ vì sẽ khiến máu tập trung xuống chân nhiều hơn.

- Khi nằm ngủ nên kê cao đầu giường để giúp cơ thể làm quen nhanh hơn với sự thay đổi tư thế khi ngồi dậy.

- Mang vớ nén y khoa, với độ đàn hồi cao, vớ nén y khoa sẽ tạo áp lực giúp giảm ứ máu ở tĩnh mạch chân, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng hạ huyết áp tư thế.

- Tập thể thao đều đặn như chạy, đạp xe, đi bộ… để giúp tim co bóp khỏe hơn và thúc đẩy lưu thông máu.

- Uống nhiều nước, không sử dụng rượu bia để giảm thiểu nguy cơ hạ huyết áp tư thế do mất nước.

- Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no, không vận động ngay sau ăn vì hạ huyết áp tư thế thường xảy ra sau ăn no.     

- Ăn mặn hơn; bổ sung thực phẩm giàu sắt, tốt cho cơ thể tạo máu như rau lá màu xanh đậm, bí đỏ, thịt bò, gan, trứng…  

Hiện tượng ngồi xuống đứng lên hoa mắt chóng mặt, nếu đã tái phát thường xuyên thì bất cứ ai cũng cần lưu tâm để thăm khám và chữa trị kịp thời. Kiên trì thực hiện đúng theo những lời khuyên trên, tin chắc rằng, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ tình trạng này ra khỏi cuộc sống hằng ngày.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách xử trí và phòng ngừa hạ huyết áp tại nhà

Dược sỹ Hồ Hà

Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh huyết áp thấp

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/orthostatic-hypotension/symptoms-causes/syc-20352548