Cảm giác mệt mỏi triền miên kèm những cơn hoa mắt, chóng mặt xảy đến bất ngờ khiến rất nhiều người bệnh huyết áp thấp tìm đến một số loại thuốc có khả năng nâng huyết áp “tạm thời”. Nhưng, lựa chọn này có thực sự đúng đắn?. Huyết áp thấp uống thuốc gì là tốt nhất, vừa an toàn vừa đạt hiệu quả lâu bền?. Cùng tìm hiểu câu trả lời đầy đủ trong bài viết sau để bảo vệ sức khỏe chính bạn.
Huyết áp thấp uống thuốc gì? – Tổng hợp các thuốc phổ biến hiện nay
Điều trị huyết áp thấp sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu xuất phát từ các bệnh lý tim mạch, nội tiết, tiểu đường, suy giáp… thì bắt buộc phải dùng thuốc để giải quyết các căn nguyên nền này.
Tuy nhiên, có khoảng 60 – 70% trường hợp huyết áp thấp không rõ nguyên nhân, lúc này nếu người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc nhằm sớm cải thiện triệu chứng và ổn định chỉ số huyết áp. Trong đó thường sử dụng là:
Midodrine:
Midodrine thuộc nhóm thuốc chủ vận alpha giao cảm, có tác dụng làm co các mạch máu để nâng huyết áp. Thuốc này được chỉ định trong điều trị hạ huyết áp tư thế nặng, gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số phản ứng phụ có thể gặp khi dùng Midodrine bao gồm: Tăng huyết áp quá mức, chậm nhịp tim, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ớn lạnh, tiểu nhiều, khó tiểu, rối loạn tiêu hóa, cảm giác tê ngứa ran…
Fludrocortison:
Fludrocortison được sử dụng cho mọi dạng huyết áp thấp nhờ khả năng giữ Natri tại thận, từ đó gây ứ nước, làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn và nâng huyết áp.
Tuy nhiên, người bệnh có thể bị hạ kali huyết, sưng phù, tăng cân bất thường, xuất huyết, đau đầu, tim đập không đều, tâm trạng bồn chồn lo lắng, nhìn mờ, tăng nhãn áp, đau cơ xương… trong quá trình điều trị.
Heptamyl:
Heptamyl là thuốc hồi sức tim mạch có khả năng kích thích các thụ thể alpha giao cảm, gây co mạch ngoại vi và tăng huyết áp nhanh chóng, do vậy hay sử dụng cho những người bị hạ huyết áp tư thế.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải trong thời gian dùng thuốc là nôn, buồn nôn, phát ban, viêm loét dạ dày - tá tràng, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực…
Terlipressin:
Terlipressin có hoạt tính tương tự vasopressin (hormon thùy sau tuyến yên), làm tăng huyết áp theo cơ chế gây co mạch, được chỉ định trong trường hợp huyết áp thấp do chảy máu thực quản, hội chứng gan thận, sốc nhiễm trùng.
Terlipressin có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng huyết áp nhẹ, đau đầu, loạn nhịp tim, thiếu máu thoáng qua, co thắt cơ trơn phế quản, khó thở, tăng nhu động ruột dẫn đến đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
Norepinephrine:
Tương tự adrenaline nội sinh, Norepinephrine gây co mạch, tăng lưu lượng máu tới tim và kích thích tim đập nhanh hơn, do vậy được sử dụng trong trường hợp tụt huyết áp nghiêm trọng, giúp hồi sức tim mạch. Thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da nơi tiêm, rối loạn nhịp tim, bí tiểu, khó thở, nhức đầu dữ dội, ù tai, mờ mắt…
Thuốc Tây điều trị huyết áp thấp có thể gây tăng huyết áp quá mức
Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh huyết áp thấp
Mặc dù thuốc tây y có thể giúp người bệnh nhanh chóng ổn định huyết áp, chấm dứt cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng… nhưng đây chỉ là giải pháp “cứu cánh” tạm thời, không giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh, các triệu chứng huyết áp thấp có thể quay lại bất cứ lúc nào sau khi ngừng sử dụng thuốc. Hơn nữa, đa phần thuốc tây là “con dao hai lưỡi” tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ, do vậy đây không phải lựa chọn ưu tiên, an toàn, lâu dài trong điều trị huyết áp thấp.
Thay vào đó, hiện nay y học đang hướng đến các giải pháp chuyên sâu bền vững hơn, đó chính là kết hợp thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên.
Viên uống Hồng Mạch Khang giúp bổ máu, tăng tuần hoàn, nâng huyết áp:
Huyết áp thấp là bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh vận mạch và các thụ thể cảm áp tại lòng mạch, do vậy để đạt được mục tiêu điều trị lâu dài cần phải tác động trực tiếp vào căn nguyên này.
Kết quả nghiên cứu tại California, Mỹ, đăng tải trên tạp chí Natural Medicines cho thấy, Đương quy – một vị thuốc bổ máu nổi tiếng của y học cổ truyền có khả năng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, cải thiện tính nhạy bén và chính xác của các thụ thể cảm áp, từ đó nâng huyết áp một cách ổn định, tự nhiên. Ngoài ra, thảo dược còn giúp cải thiện cả chất lượng, thể tích máu nhờ tác dụng kích thích tủy xương sinh hồng cầu và cung cấp nguồn tiền chất tạo máu cần thiết như sắt, acid folic, vitamin B12…
Hiện nay, Đương quy đã được nghiên cứu và kết hợp cùng hai thảo dược Ích trí nhân, Xuyên tiêu trong viên uống Hồng Mạch Khang. Đây là một trong rất ít dòng sản phẩm chuyên hỗ trợ điều trị huyết áp thấp hiện nay đã được kiểm chứng hiệu quả trên lâm sàng. Cụ thể, kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đai học Y Hà Nội năm 2010 cho thấy, Hồng Mạch Khang giúp nâng huyết áp ổn định, cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, choáng váng cho 96.7% người bệnh huyết áp thấp sau 60 ngày sử dụng. Hiệu quả vẫn được duy trì tốt ngay cả khi đã ngừng dùng và sản phẩm cũng cho thấy tính an toàn tuyệt đối khi không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Và thực tế từ khi ra đời sản phẩm đã được rất nhiều người bị huyết áp thấp tin tưởng, lựa chọn và đạt hiệu quả cao, dưới đây là chia sẻ của một vài trường hợp tiêu biểu, mời bạn lắng nghe:
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị huyết áp thấp hiệu quả bằng thảo dược
Xem thêm: Hồng Mạch Khang – Giải pháp tối ưu cho người bệnh huyết áp thấp
Lối sống khoa học giúp đẩy lùi huyết áp thấp:
- Ăn uống đa dạng các chất, đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ máu như thịt bò, thịt lườn gà, trứng, bí đỏ, đậu tương, cá biển, hải sản có vỏ, rau lá xanh đậm, trái cây tươi nhiều vitamin C…
- Uống nhiều nước hơn từ 1.5 – 2 lit/ngày nhằm tăng thể tích tuần hoàn, đồng thời tránh xa rượu, bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống chứa chất kích thích.
- Ăn mặn hơn một chút nếu bạn không mắc kèm bệnh lý về thận hoặc tim mạch, vì natri trong muối có thể gây giữ nước, nâng huyết áp.
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày nhằm tăng cường tuần hoàn máu, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress quá mức.
- Tránh một số thói quen dễ gây tụt huyết áp như: Đứng một chỗ quá lâu, thay đổi tư thế đột ngột, tắm nước nóng trong thời gian dài, ngồi vắt chéo chân, bỏ bữa ăn, vận động thể chất ngay sau ăn, ăn khi quá no hoặc quá đói…
Huyết áp thấp uống thuốc gì sẽ không còn là vấn đề quan trọng hàng đầu nếu bạn hiểu về bệnh và chủ động xây dựng cho mình một kế hoạch phòng, điều trị bệnh khoa học.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn hãy hãy liên hệ với chúng tôi tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được hỗ trợ chi tiết.
Ds. Hồ Hà
Nguồn tham khảo:
https://www.medindia.net/drugs/medical-condition/low-blood-pressure.htm
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20355470
Nội dung trong bài viết được tham khảo tại website Medindia.net, đây là trang thông tin y học trực tuyến hàng đầu tại Ấn Độ về lưu lượng truy cập với hơn 4 triệu lượt/tháng từ 230 quốc gia khác nhau. Tất cả thông tin của Medindia đều được chỉnh sửa, phê duyệt bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi đăng tải và đạt chứng nhận HONCode (Tiêu chuẩn về tính tin cậy của một trang thông tin sức khỏe). |