Huyết áp thấp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất… thường mờ nhạt khiến người bệnh chủ quan không điều trị. Đến khi triệu chứng trầm trọng hơn mới tới bệnh viện kiểm tra. Lúc này, bác sĩ buộc phải kê thuốc tây y để nhanh chóng đưa chỉ số huyết áp lên cao. Để hiểu rõ hơn về các loại thuốc điều trị huyết áp thấp này, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin bổ ích liên quan một số nhóm thuốc đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

1. Nhóm thuốc làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu – Tác nhân giải phóng Sympathomimetic

Tác nhân giải phóng Sympathomimetic là nhóm thuốc điều trị huyết áp thấp phổ biến nhất hiện nay, có tác dụng tương tự như adrenalin và nor-adrenalin nội sinh, làm tăng lưu lượng máu về tim và kích thích tim tăng co bóp.

Những thuốc này được chỉ định cho những trường hợp tụt huyết áp tư thế đứng, tụt huyết áp qua trung gian thần kinh và suy nhược cơ thể. Riêng với nor-adernalin được kê đơn riêng trong những trường hợp huyết áp thấp, tụt huyết áp do các bệnh lý khác gây ra hoặc sau khi phẫu thuật, thường dùng trong hồi sức tim mạch phổi. Tác dụng phụ tiềm ẩn của nhóm này là rối loạn nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực…

2. Nhóm thuốc co mạch – Terlipressin

Thuốc thuộc nhóm này là Terlipressin có tác dụng co mạch tương tự như vasopressin, được sử dụng phổ biến trong trường hợp huyết áp thấp do hội chứng gan thận, sốc nhiễm trùng, chảy máu thực quản.

Các tác dụng phụ bao gồm đau ngực, nhịp tim bất thường, chuột rút vùng bụng, buồn nôn, đau đầu, thiếu máu thoáng qua và tăng áp lực trong lòng động mạch.

Thuốc co mạch là nhóm thuốc điều trị huyết áp thấp được sử dụng phổ biến (hình minh họa)

Bên cạnh thuốc điều trị, việc sử dụng sản phẩm Hồng Mạch Khang sẽ giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất, đau đầu… do huyết áp thấp gây ra, ổn định chỉ số huyết áp một cách tự nhiên và bền vững chỉ sau 1 - 3 tháng. Liên hệ số điện thoại 0971.007.947 để được chuyên gia tư vấn chi tiết về sản phẩm

3. Thuốc điều trị huyết áp thấp tư thế đứng – Dihydroergotamine

Dihydroergotamine có tác dụng co các tĩnh mạch lớn, nhờ đó tăng lượng máu trở lại tim, hạn chế tình trạng huyết áp thấp tư thế đứng, tác động qua trung gian thần kinh là chủ yếu.

Khi sử dụng Dihydroergotamine có thể gây tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, đỏ mặt, tâm trạng lo lắng, buồn nôn, nôn, tăng tiết mồ hôi. Nếu bạn gặp phải tình trạng dị ứng, ngứa, sứng ngứa chỗ tiêm, rối loạn nhịp tim, tức ngực, khó thở, tê bì ngón chân, ngón tay, đau yếu cơ cần tái khám ngay để bác sĩ có hướng xử trí kịp thời.

4. Nhóm tăng giữ muối nước tại thận – Fludrocortisone

Đây là hormon được tổng hợp bởi vỏ thượng thận, có vai trò tăng giữ muối, kéo theo giữ nước, nhờ đó làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, kéo huyết áp lên cao. Fludrocortison là thuốc điều trị huyết áp thấp được sử dụng trong trường hợp tụt huyết áp tư thế, tụt huyết áp qua trung gian thần kinh.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, thèm ăn, khó tiêu, tăng tiết mồ hôi. Hiếm gặp một số phản ứng nguy hiểm như dị ứng, đau mắt, tăng nhãn áp, động kinh, đau xương, đau cơ bắp…

5. Thuốc điều trị huyết áp thấp nhờ kích thích tạo hồng cầu – Erythropoietin

Erythropoietin là thuốc kích thích hồng cầu trong tủy xương trưởng thành nhanh hơn, giúp tăng vận chuyển máu trong cơ thể. Loại thuốc này có thể làm giảm triệu chứng huyết áp thấp trong những trường hợp tụt huyết áp nặng hoặc với những người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc khác.

Tác dụng phụ của erythropoietin có thể mang lại cho người bệnh là ho, đau đầu, đau xương khớp, đau hoặc co thắt cơ, buồn nôn, nôn, sụt cân, khó đi vào giấc ngủ. Nếu sử dụng lâu dài có thể gặp tình trạng rối loạn nhịp tim, đau đầu đột ngột, tăng lượng đường máu, co giật…

6. Biện pháp điều trị huyết áp thấp không sử dụng thuốc

Mặc dù có thể ngay lập tức kéo huyết áp lên cao, tuy nhiên hiệu quả mà các loại thuốc tây y mang lại lại kém bền vững, ngừng thuốc các dấu hiệu lại xuất hiện trở lại. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên người bệnh huyết áp thấp nên kết hợp thêm chế độ ăn uống với những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược để đạt được hiệu quả lâu dài hơn.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người huyết áp thấp

Người bệnh có thể duy trì một số thói quen sau để hạn chế cơn tụt huyết áp:

- Ăn mặn hơn bình thường.

- Uống nhiều nước, hạn chế đồ uống có cồn.

- Không ngồi vắt chéo chân, hạn chế đứng yên một chỗ trong một thời gian dài, thay đổi tư thế từ từ, nhất là buổi sáng ngủ dậy nên nghỉ ngơi trước khi ra khỏi giường, nâng cao đầu giường khi ngủ để giảm tụt huyết áp qua trung gian thần kinh.

- Tránh tắm lâu với nước quá nóng.

- Không ăn quá no, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn ít tinh bột.

- Sử dụng vớ nén.

- Tập thể dục thường xuyên, nhất là một số bài tập như yoga, hít sâu thở chậm, đi bộ.

Đi bộ/chạy hằng ngày tốt cho người huyết áp thấp

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ trị huyết áp thấp từ thảo dược tự nhiên

Quy đầu (phần rễ chính của cây Đương quy) được coi là vị thuốc quý dành cho người huyết áp thấp, bởi ngoài khả năng kích thích tủy xương tăng tạo máu, thúc đẩy tuần hoàn, thảo dược này còn có tác dụng tăng tính nhạy cảm của thụ thể cảm áp trong lòng mạch, giúp người bệnh nâng chất lượng, số lượng máu và ổn định chỉ số huyết áp. Khi kết hợp với Xuyên tiêu, Ích trí nhân đóng vai trò tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tim, thận trong một số sản phẩm hỗ trợ như Hồng Mạch Khang sẽ là một giải pháp tối ưu giúp đẩy lùi tình trạng hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất, đau đầu, hay quên  do huyết áp thấp gây ra một cách tự nhiên và bền vững.

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

http://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-treatment#1

http://www.medindia.net/drugs/medical-condition/low-blood-pressure.htm

------------------------------

Thông tin sản phẩm dành cho người bệnh huyết áp thấp: