Máu lưu thông trong cơ thể để nuôi dưỡng các cơ quan, đào thải chất độc và điều hòa thân nhiệt. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi quá trình này bị ngưng trệ do tuần hoàn máu kém? Cùng tìm lời giải ngay tại bài viết dưới đây để biết cách khắc phục kịp thời!
10 dấu hiệu tuần hoàn máu kém, nên chú ý để sớm phát hiện bệnh
Tuần hoàn máu kém là tình trạng giảm lưu thông máu xảy ra tại mọi cơ quan trong cơ thể, gây ra các triệu chứng đặc trưng sau:
- Cảm giác tê, ngứa, châm chích khó chịu ở tay chân như có kiến bò hay kim châm.
- Hiện tượng phù, tích tụ dịch, đặc biệt rõ nhất là ở bàn chân và mắt cá chân, khi ấn ngón tay sẽ để lại vết lõm.
- Tay chân lạnh, da lạnh, màu sắc da nhợt nhạt, môi tím tái.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Giãn tĩnh mạch, tĩnh mạch chân nổi rõ thành búi, đau nặng ở chân.
- Đau khớp, co cứng cơ, chuột rút.
- Vết thương hay lở loét, lâu lành.
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi.
- Khó thở, tức ngực, tim đập nhanh.
- Thay đổi nhận thức: khó tập trung, hay nhầm lẫn, mau quên, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.
Tuần hoàn máu kém gây lạnh chân tay
Nếu bạn thường xuyên có những triệu chứng tuần hoàn máu kém nêu trên, hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo 0988946068 để được tư vấn cách khắc phục tại nhà.
Nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém
- Ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống thiếu khoa học, chẳng hạn như hút thuốc lá; lạm dụng rượu, bia, cà phê, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn; ít tập luyện thể thao; thức khuya, thiếu ngủ; công việc thường xuyên áp lực, căng thẳng…
- Ở người lớn tuổi: Tuần hoàn máu kém phổ biến hơn ở người già do các mạch máu bị lão hóa, đặc biệt là xơ vữa động mạch làm xơ cứng, thu hẹp thành mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Hoặc một số bệnh lý mạn tính khác như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu…
- Nguyên nhân khác: Huyết áp thấp, thiếu máu, rối loạn đông máu (huyết khối), béo phì, hội chứng Raynaund…
Tuần hoàn máu kém có nguy hiểm không?
Mọi cơ quan trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng khi tuần hoàn máu kém, trong đó nặng nề nhất là não và tim. Giảm lưu lượng máu não có thể dẫn đến xuất huyết não, tai biến mạch máu não, suy giảm trí nhớ hoặc các tổn thương tại tim như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, suy tim, nhồi máu cơ tim…
Phương pháp cải thiện tuần hoàn máu kém
Điều trị bằng thảo dược
Sử dụng thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược là lựa chọn ưu tiên trong điều trị tuần hoàn máu kém vì có hiệu quả tốt và an toàn. Trong đó, tiêu biểu phải nhắc đến một số vị thảo dược như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân… bởi tác dụng hoạt huyết mạnh mẽ, tăng cường lưu thông máu, tăng tưới máu đến những vùng xa tim nhất như não, bề mặt da, tay chân, cơ quan sinh dục. Mặt khác, giúp bổ máu, cải thiện số lượng máu trong cơ thể, nhờ đó khắc phục nhanh tình trạng chân tay lạnh, tê bì, da xanh xao, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,... do tuần hoàn máu kém.
Hiện nay, những thảo dược trên đã được chiết xuất và bào chế trong viên uống Hồng Mạch Khang - sản phẩm giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn được nghiên cứu hiệu quả tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo sử dụng để sớm cải thiện bệnh.
Điều trị tuần hoàn máu kém bằng thảo dược
Xem thêm: Hồng Mạch Khang - Viên uống thảo dược giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu
Điều trị bằng thuốc tây
Có hai nhóm chính là thuốc điều trị nguyên nhân (thuốc hạ mỡ máu, thuốc tiểu đường, thuốc chống huyết khối) kê theo từng tình trạng bệnh cụ thể và thuốc tăng cường tuần hoàn (thuốc giãn mạch, piracetam…).
Phương pháp về lối sống
- Mang vớ nén y khoa, loại vớ này sẽ tạo lực ép lớn để đẩy máu lưu thông, ngăn ứ máu ở chân.
- Tắm nước ấm làm thư giãn mạch máu toàn thân, giúp máu tuần hoàn dễ dàng hơn.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc chứa nhiều độc chất có thể gây tổn thương mạch máu.
- Hạn chế rượu, bia, cà phê và các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, mỡ, nội tạng động vật…
- Uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm giàu omega - 3 (cá thu, cá trích, cá hồi, đậu nành, hạt lanh, hạnh nhân, óc chó…), ngũ cốc nguyên hạt và rau củ quả tươi.
- Lên kế hoạch giảm cân bằng tập luyện kết hợp ăn uống khoa học nếu bị thừa cân, béo phì.
- Thường xuyên mát xa, xoa bóp hai chi dưới để giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Tập thể dục đều đặn như đi bộ, chạy, đạp xe, tập yoga… tối thiểu 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu.
- Hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn bằng cách nghe nhạc, hít thở sâu, tập thiền…
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm được tình trạng tuần hoàn máu kém và có giải pháp khắc phục đúng để cải thiện bệnh hiệu quả hơn.
Ds Hà Anh
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/poor-circulation-symptoms-causes#treatment
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322371.php#takeaway
https://www.kistnerveinclinic.com/improve-poor-blood-circulation/
https://www.webmd.com/dvt/ss/slideshow-dvt-improve-circulation